【tỷ số trận napoli】Dự thảo Luật Chăn nuôi: Tạo hành lang pháp lý quan trọng cho ngành chăn nuôi
Dự thảo Luật Chăn nuôi sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5,ựthảoLuậtChănnuôiTạohànhlangpháplýquantrọngchongànhchănnuôtỷ số trận napoli Quốc hội khóa XIV. Nhân sự kiện này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Kim Sơn - Chuyên gia nông nghiệp.
Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn |
Dự thảo Luật Chăn nuôi lần này đã đưa ra danh mục cấm các chất được dùng trong chăn nuôi. Nếu đi vào thực tế thì điều khoản này sẽ có tác động rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp (DN). Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Trong dự thảo luật có quy định trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong việc ban hành Danh mục kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Đây là việc làm cần thiết, phổ biến theo thông lệ quốc tế, để đảm bảo an toàn cho sản xuất và người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho người kinh doanh và thuận lợi cho công tác kiểm soát, xử phạt trên thị trường và trong sản xuất.
Điểm cần thận trọng là phần quy định Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có trách nhiệm về việc ban hành Danh mục kháng sinh, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong chăn nuôi tại Việt Nam căn cứ kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc kết quả rà soát, điều tra, đánh giá thực tiễn.
Nhiệm vụ này cần để kiểm soát các loại vật tư, thức ăn, thuốc men mới được chế tạo, thử nghiệm trước khi đưa ra sử dụng rộng rãi trong sản xuất. Tuy nhiên, đối với nhiều loại thức ăn, hoặc thuốc, chế phẩm đã được sử dụng phổ biến, an toàn trong nước và quốc tế một cách rộng rãi từ trước đến nay, yêu cầu này có thể trở thành gánh nặng cho các DN và đơn vị sản xuất kinh doanh khi phải được cấp phép, phải đợi thử nghiệm, điều tra. Đồng thời gây quá tải cho các cơ quan giám sát, kiểm tra, làm họ không tập trung được năng lực vào các nhiệm vụ cần thiết, tạo nên những thủ tục không cần thiết, dẫn đến xin cho, tham nhũng.
Hãy liên tưởng đến bản danh sách các bài hát, bản nhạc được cấp phép sử dụng, biểu diễn đầy tai tiếng của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước đây và phải đảm bảo quyền của DN được sản xuất, kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm (Điều 33 của Hiến pháp 2013 và Điều 7 Luật DN 2014).
Luật cũng quy định vị trí và khoảng cách trang trại chăn nuôi, nhiều DN cho rằng quy định này cũng sẽ gây khó khăn cho DN, ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Các quy định về vị trí và khoảng cách giữa các cơ sở chăn nuôi nhằm bảo vệ cho người dân ở khu dân cư khỏi tình trạng ô nhiễm do chất thải, tiếng ồn, mùi hôi thối và nguy cơ lây lan các dịch bệnh từ gia súc sang người của các trung tâm chăn nuôi, đồng thời cũng là biện pháp bảo vệ cần thiết cho các trại chăn nuôi để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh thông qua các hoạt động giết mổ, chăn nuôi, vận chuyển gia súc gia cầm của người dân trong vùng.
Theo quy định của dự thảo Luật Chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi là những “cơ sở có hoạt động chăn nuôi, ấp trứng, nhân giống vật nuôi nhằm mục đích thương mại”. Đối tượng chính cần khống chế về khoảng cách là các tổ chức sản xuất chăn nuôi quy mô lớn nhằm mục đích thương mại. Những hoạt động chăn nuôi nhỏ để tự cung tự cấp trong các gia đình, theo mô hình vườn ao chuồng cổ truyền không bị kiểm soát bởi quy định trên.
Tất nhiên, những quy định này sẽ gây khó khăn cho các trang trại và DN sản xuất chăn nuôi ở những vùng đông dân vì khó tìm được vị trí xây dựng trại chăn nuôi cách xa các trại chăn nuôi khác, xa các khu dân cư mà lại không gần hệ thống giao thông hoặc hệ thống cung cấp nước. Tuy nhiên, đây chính là lý do quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp không đặt các hoạt động chăn nuôi thương mại vào các vùng đông dân cư, vùng ven các thành phố mà phải ưu tiên đưa sản xuất chăn nuôi đến các vùng trung du, cao nguyên, các vùng thưa dân... Đặc điểm địa lý này được coi là lợi thế so sánh của những vùng thích hợp phát triển ngành chăn nuôi.
Theo ông, những quy định mà dự thảo Luật Chăn nuôi lần này có đủ mạnh để tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho ngành chăn nuôi không?
Luật Chăn nuôi đưa ra một khuôn khổ pháp lý quan trọng để giúp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý trong xã hội biết rõ về quyền hạn, trách nhiệm của mình, hiểu rõ những hoạt động gì được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và những hoạt động gì không được phép, hoặc cần hạn chế. Đây là một bước tiến quan trọng trong chuyển từ điều hành bằng những chính sách, chương trình phát triển mang tính ngắn hạn thành những khuôn khổ pháp lý định hướng dài hạn, có thể đoán biết trước.
Tuy nhiên, không thể trông chờ vào việc hình thành luật này để giải quyết những vấn đề căn bản của ngành chăn nuôi, ví dụ như an toàn thực phẩm, niềm tin của người tiêu dùng, cũng như tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún trong sản xuất. Muốn thực sự giúp thay đổi mạnh mẽ ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự cạnh tranh của ngành, cần có những đột phá trong chính sách, thể chế kèm theo những thay đổi quan trọng trong các luật khác. Những điểm yếu quan trọng trong khâu giống cần đổi mới về Luật Ngân sách, khoa học công nghệ; điểm yếu về sản xuất nhỏ lẻ cần thay đổi về Luật Đất đai, về hợp tác xã, thu hút DN đầu tư; điểm yếu về chuỗi giá trị cần cải thiện các Luật Hiệp hội, về phát triển thị trường…
TIN LIÊN QUAN | |
Thảo luận về dự thảo Luật Chăn nuôi: Không để phát sinh thêm thủ tục hành chính |