Nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng
Với 156km bờ biển kéo dài từ vịnh Gành Rái đến Bình Châu,ảovệdảiđấtvenbiểnhận định bóng đá colombia tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế biển, được coi là cửa ngõ quan trọng của hệ thống giao thông hàng hải khu vực Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, dải ven bờ của tỉnh đã và đang phải chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như: bão tố, nước biển dâng, xói lở bờ biển…
Thêm vào đó, hoạt động của con người trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến dải ven bờ.
TS. Trương Thành Công, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lưu ý, nhiều khu vực ven biển của tỉnh đã bị xói lở nghiêm trọng, khiến hàng trăm ha đất bị nước biển cuốn trôi. Điển hình như: Bãi Thùy Vân - Trại Nhái (TP. Vũng Tàu); Cửa Lấp (huyện Long Điền); Lộc An (huyện Đất Đỏ); Hồ Cốc, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc)… Nhiều khu vực ven bờ còn hình thành cả ao xoáy, ảnh hưởng lớn đến bãi tắm và khu vực du lịch ven biển.
PGS.TS Nguyễn Thế Biên, Viện Kỹ thuật Biển cho biết thêm, các nhà khoa học đã xác định được 6 đoạn bờ biển thường xuyên bị xói lở và 3 vùng cửa sông có luồng dẫn bị bồi lấp nghiêm trọng do tác động của tự nhiên hoặc do các hoạt động của con người gây nên.
6 đoạn bờ biển bị xói lở, gồm: Bến Lội - Bình Châu, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Lộc An, Phước Tỉnh và đoạn bờ biển khu vực Trại Nhái.
3 vùng cửa sông bị bồi lấp gồm: Cửa Bến Lội - Bình Châu, cửa biển Lộc An và cửa biển Cửa Lấp.
Ông Biên khuyến cáo, những khu vực bờ biển bị xói lở và cửa sông bị bồi lấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi trồng thủy sản.
Nhiệm vụ cấp bách của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Có thể thấy, vùng đất dải ven bờ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và tác động của con người.
“Chống xói lở bờ biển, phục hồi các mõm đá, tạo bãi cát, đồi cát, tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên là nhiệm vụ cấp bách trong chiến lược phát triển bền vững của tỉnh”, PGS.TS Nguyễn Thế Biên nhấn mạnh.
Ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ cũng nhận định, việc bảo vệ vùng bờ có tầm quan trọng hàng đầu và có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Được biết, thời gian qua, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học triển khai nhiều đề tài, dự án nhằm giảm thiểu áp lực do tự nhiên và con người tác động đến môi trường, có ảnh hưởng không tốt tới phát triển kinh tế bền vững.
Tháng 10/2017, UBND tỉnh đã đặt hàng Công ty Cổ phần Khoa học - Công nghệ Việt Nam (Busadco) thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng công nghệ “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển để bảo vệ bờ sông, biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
Dự án thử nghiệm xây dựng một đoạn bờ kè sông và biển với chiều dài 100m tại sông Dinh, thuộc phường Phước Trung (TP. Bà Rịa) và một đoạn bờ biển Hồ Cốc, huyện Xuyên Mộc.
Đến tháng 11/2020, các tuyến kè sông, kè biển với công nghệ cấu kiện lắp ghép bê tông cốt sợi phi kim đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
Từ tháng 12/2020 đến nay, Busadco tiếp tục thi công và hoàn thiện các tuyến kè bảo vệ bờ biển dự án khu du lịch Làng Chài Resort Xuyên Mộc; thi công lắp đặt đoạn kè phá sóng xa bờ, bãi bồi tạo bãi với cao trình 1,5m, tổng chiều dài 200m tại xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc và 1,4km kè sông Ray...
Giải pháp kè gây bồi tạo bãi, quây đê lấn biển của Busadco được các chuyên gia đánh giá là mang lại hiệu quả cao. Giải pháp này dễ dàng triển khai trong điều kiện bùn nước, có thể tiết kiệm khoảng 20 - 30% chi phí so với nhiểu phương pháp khác.
Bình Minh