您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ lệ kèo bd tv】Đằng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga 正文

【tỷ lệ kèo bd tv】Đằng sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga

时间:2025-01-09 23:39:01 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Chiếc trực thăng cứu hộ của Nga bị trúng tên lửa. Thông tin cho biết hai phi công và có thể là cả m tỷ lệ kèo bd tv

dang sau vu tho nhi ky ban ha may bay nga

Chiếc trực thăng cứu hộ của Nga bị trúng tên lửa.

Thông tin cho biết hai phi công và có thể là cả máy bay trực thăng Nga được phái tới sau đó để tìm kiếm phi hành đoàn đã bị quân nổi dậy Syria tấn công bằng tên lửa TOW. Một trong hai phi công và một lính thủy đánh bộ Nga đã thiệt mạng. Giới phân tích đã đặt ra những câu hỏi xung quanh động thái bắn hạ máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ.

Máy bay ném bom của Nga đã bị máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khi đang làm nhiệm vụ chiến đấu trên không phận Syria. Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga,ĐằngsauvụThổNhĩKỳbắnhạmátỷ lệ kèo bd tv Trung tướng Sergei Rudskoi, khẳng định thiết bị kiểm soát bên ngoài không ghi nhận bất kỳ nỗ lực liên lạc tín hiệu hay trực tiếp nào với phi đội Nga từ phía chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Thiết bị đó cho thấy máy bay Nga chưa hề vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, thông số trinh sát định vị vô tuyến của sân bay Hmeymim ở Syria ghi nhận chính máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận Syria khi tấn công máy bay Nga. Đây có thể là nguyên nhân khiến Ankara triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thay vì tiếp xúc với Bộ Quốc phòng Nga sau khi xảy ra vụ việc, bất chấp hai bên đã thiết lập đường dây nóng ngay từ đầu chiến dịch không kích IS tại Syria.

Hệ quả của mâu thuẫn quan điểm?

Trước khi vụ việc ngày 24-11 xảy ra, bầu trời vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria luôn trong tình trạng căng thẳng khi các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Nga và lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu cùng hoạt động đan xen. Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ xảy ra đụng độ.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có mối quan hệ khá căng thẳng từ lâu và còn nhiều khúc mắc về mặt lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ -một thành viên của NATO- lo ngại nguy cơ Nga can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria sẽ càng khiến tình hình trở nên phức tạp, trong đó có mối đe dọa từ cuộc khủng hoảng người tị nạn tại vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này đang là nơi lưu trú của khoảng 1 triệu người Syria chạy trốn khỏi nghèo đói và xung đột. Moscow và Ankara còn mâu thuẫn trầm trọng về quan điểm liên quan đến tương lai của nhà lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, cũng như tranh cãi về những mục tiêu thực sự trong chiến dịch không kích mà Nga tiến hành tại quốc gia Trung Đông này.

Lâu nay, Nga vẫn được xem là đồng minh của Chính quyền Tổng thống al-Assad. Tháng 9 vừa qua, Nga bắt đầu triển khai chiến dịch không kích tấn công khủng bố ở Syria. Tuy nhiên, Mỹ lại cho rằng mục tiêu chính của Moscow là quân nổi dậy chứ không phải nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Mỹ coi quân nổi dậy là lực lượng ôn hòa, có khả năng sẽ tham gia Chính phủ mới ở Syria. Thực tế là những lực lượng chống chính quyền bao gồm cả Quân Tự do Syria và nhánh chân rết al-Nursa tại Syria của tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Cái cớ để thiết lập vùng cấm bay?

Từ năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng thiết lập một vùng cấm bay nhằm tạo một khu vực đặc biệt an toàn để phục vụ các hoạt động hỗ trợ hậu cần và quân sự cho phiến quân chống Chính quyền al-Assad ở vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Tháng 6-2012, sau khi một máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ bị hệ thống phòng không Syria ở biên giới bắn hạ, Ankara đã triển khai những quy định mới, khẳng định không quân nước này sẵn sàng đánh chặn và tấn công các máy bay vi phạm không phận của mình.

Việc Nga quyết định can thiệp vào Syria khiến Ankara lo ngại. Nga đã tăng cường các cuộc tấn công tại Syria, giúp lực lượng Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực quan trọng. Tháng 10 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk về việc thiết lập một vùng cấm bay và vùng an toàn dọc biên giới với Syria. Tuy nhiên, Nga đã phản đối đề xuất này, cho rằng đây là điều trái với Hiến chương Liên hợp quốc cũng như luật pháp quốc tế. Các chính trị gia Mỹ cũng nhiều lần kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại Syria để “ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa khủng bố”. Tuy nhiên, trên thực tế IS không có máy bay, và những đối tượng bị cấm bay, nếu có, sẽ là quân đội Nga và Chính phủ Syria.

Sau vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh đây là một “cú đâm từ sau lưng của những kẻ hậu thuẫn khủng bố”.