Tâm lý dò đỉnh ngắn hạn Nhịp tăng kéo dài 25 phiên với VN-Index tăng 16% đã thúc đẩy tâm lý dò đỉnh ngắn hạn trong số các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Mặc dù có thể chiến lược đầu tư trung dài hạn được đặt ra từ đầu,ứngkhoántuầnBấtchấprunglắckhốingoạivẫnmuarònhận định udinese vs nhưng trước diễn biến tăng quá mạnh, chiến lược dài hạn dễ bị chuyển thành ngắn hạn. Nói nôm na là nhà đầu tư đột nhiên thấy lợi nhuận đến quá nhanh sẽ suy nghĩ về khả năng chốt lời rồi mua lại sau. Tâm lý này đã một lần xuất hiện hồi tháng 11 năm ngoái, khi VN-Index cũng tăng khoảng 16% trong tháng. Chỉ cần thị trường có diễn biến khác thường, lập tức nhà đầu tư sẵn sàng chốt lời ngay để bảo toàn lợi nhuận. Hai yếu tố dẫn đến các biến động cực lớn hiếm thấy trong thời gian ngắn vừa qua. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng giá nhanh hơn bình thường, biểu hiện là tốc độ tăng trưởng của VN-Index. Nhịp tăng lên tới 16% mà chưa xuất hiện điều chỉnh rõ rệt là điều hiếm. Thị trường mạnh như năm 2017 mà cũng chỉ có duy nhất đợt tăng tháng 11 là đạt đến cường độ đó. Thứ hai là quy mô thanh khoản rất cao trong các nhịp tăng dài nói trên. Thanh khoản lớn đồng nghĩa với có nhiều hơn nhà đầu tư tham gia thị trường và các nhà đầu tư giao dịch quy mô lớn hơn. Hệ quả có thể suy ra là số lượng nhà đầu tư có lãi cũng như khối lượng cổ phiếu có lãi cũng cao theo. Chính hai yếu tố này đã khiến giá cổ phiếu và thị trường nói chung biến động mạnh hơn bình thường. Nhịp điều chỉnh tháng 11 năm ngoái VN-Index biến động giảm 79 điểm chỉ trong vòng 5 phiên và tuần qua chỉ số biến động hơn 45 điểm chỉ trong vòng 2 phiên. Liên tục trong tuần qua thị trường xuất hiện các phiên giao dịch với quy mô cực lớn. Tuần trước, mức giao dịch trung bình lên tới gần 9.830 tỷ đồng/phiên và tuần qua giao dịch cũng tới 9.529 tỷ đồng/phiên. Điều này minh chứng cho sự tham gia nhiệt tình của nhà đầu tư, cũng như tâm lý dò đỉnh để chốt lời hiện hữu. Tuy nhiên chính yếu tố này đã khiến thị trường cũng có những đặc điểm khác so với quá khứ. Thông thường khi lượng tiền dồn lại quá nhiều dễ dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu vì sau khi chốt lời, nhà đầu tư ngần ngại quay lại mua ngay lập tức. Thông lệ này đã không còn đúng trong hai nhịp biến động mạnh gần đây và nhất là trong tuần qua, thị trường phục hồi nhanh. Đó là do nhà đầu tư đã lập tức quay lại mua mà không chờ đợi thêm, dù mức sụt giảm giá chưa đến mức hấp dẫn. Mặt khác, dòng vốn quá lớn của nhà đầu tư nước ngoài cũng chủ đạo là mua vào, đón nhận khối lượng chốt lời khổng lồ của nhà đầu tư trong nước. Sức mua của khối ngoại cũng là một yếu tố khiến nhà đầu tư bán ra cảm thấy tự tin hơn về triển vọng tăng sẽ vẫn tiếp tục.
Vốn ngoại vào ròng ngàn tỷ Nguồn vốn nước ngoài mua trên thị trường cổ phiếu hai tuần qua là con số ấn tượng. Sau một năm 2017 giao dịch ròng khổng lồ, khối ngoại vẫn đang đổ vốn vào mạnh hơn và chưa có điểm dừng. Bất chấp các biến động tới vài chục điểm mỗi ngày, khối ngoại mua ròng tất cả các phiên. Tuần qua tổng giá trị mua ròng của khối ngoại lên tới 2.078,7 tỷ đồng, chưa kể tuần trước đó đã mua ròng 2.440,8 tỷ đồng. Từ trung tuần tháng 12/2017 đến nay, khối ngoại đã có 5 tuần mua ròng liên tiếp với tổng giá trị lên tới 8.230,1 tỷ đồng. Do số lượng cổ phiếu niêm yết không tăng lên bao nhiêu trong vài tuần nói trên, nên khi khối ngoại mua vào ròng hơn 8.200 tỷ đồng cũng đồng nghĩa với từng đó giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư trong nước bị thu gom. Đây là yếu tố quan trọng khiến cho sức ép chốt lời trên thị trường đã không gây ra những đợt sụt giảm quá mạnh kéo dài vì sức ép sẽ giảm đi khi khối lượng cổ phiếu sẵn sàng bán ra bị hao hụt đáng kể. Các rung lắc tuần qua thực chất vẫn chỉ xuất phát từ các nhu cầu chốt lời ngắn hạn mà không xuất phát từ những thay đổi lớn của thị trường từ các yếu tố cơ bản. Nói cách khác thị trường không chịu các cú sốc thông tin hay sự kiện đặc biệt nào cả trong lẫn ngoài nước. Chính vì vậy nhà đầu tư nói chung hay nhà đầu tư nước ngoài nói riêng có tầm nhìn dài hạn hầu như không bị ảnh hưởng bởi các rung lắc này. Hoạt động dò đỉnh lúc nào cũng ngự trị trên thị trường do tâm lý đầu cơ chi phối. Tuy nhiên điều khó khăn chính là phân biệt đâu là đỉnh ngắn hạn, đâu là đỉnh trung dài hạn của thị trường. Lấy ví dụ nhịp tăng mạnh mẽ hồi tháng 11 năm ngoái thị trường kết thúc bằng nhịp điều chỉnh 79 điểm trong 5 phiên. Kết thúc điều chỉnh, thị trường lại tiếp tục tăng cao hơn tới gần 10% so với đỉnh ngắn hạn đó. Thời gian điều chỉnh quá ngắn hầu như không tác động tới các danh mục dài hạn, vì lợi nhuận sẽ nhanh chóng quay lại. Khi thị trường có được dòng vốn trung dài hạn mạnh mẽ và ổn định thì các nhịp điều chỉnh thường không kéo dài. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, điều chỉnh giảm trong một xu thế tăng là cơ hội để cơ cấu danh mục tích lũy thêm, đỉnh của thị trường trong dài hạn mới là điều quan tâm, còn các phiên rung lắc dù mạnh đến đâu cũng chỉ là một ngày “mưa gió” trong cả tháng đẹp trời mà thôi.
Trọng Nghĩa |