您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả valerenga】Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm làm việc tại tỉnh Quảng Nam 正文

【kết quả valerenga】Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm làm việc tại tỉnh Quảng Nam

时间:2025-01-25 00:15:38 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Khó khăn từ thực tiễn Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không để chỉ dừng ở khẩu kết quả valerenga

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Khó khăn từ thực tiễn Đảm bảo an toàn thực phẩm: Không để chỉ dừng ở khẩu hiệu

Tạo chuyển biến trong nhận thức,ĐoànKiểmtraliênngànhTrungươngvềantoànthựcphẩmlàmviệctạitỉnhQuảkết quả valerenga hành động

Qua ghi nhận của Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương số 05, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp triển khai thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo sự chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo sự thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.

Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm làm việc tại tỉnh Quảng Nam
Đoàn Kiểm tra liên ngành Trung ương số 05 kiểm tra thực tế tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam - Quảng Nam

Đặc biệt, công tác triển khai bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an và các sở ngành liên quan. Công tác truyền thông, tuyên truyền đa dạng, phong phú đã giúp chuyển biến về nhận thức của các nhóm đối tượng liên quan đến an toàn thực phẩm.

Công tác thanh, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh tiếp tục được duy trì, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, góp phần chấn chỉnh và đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo đúng quy định của nhà nước.

Tính đến thời điểm Đoàn số 05 làm việc với đại diện Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh Quảng Nam, theo báo cáo, trên toàn tỉnh đã tổ chức 03 đoàn liên ngành tuyến tỉnh đã tiến hành kiểm tra được 10 huyện, thị xã, thành phố và đã kiểm tra 33 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Đoàn liên ngành số 05 ghi nhận một số khó khăn của tỉnh trong quá trình triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm như: Tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn có nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đa số là quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình, một số lượng lớn các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nên việc áp dụng các mô hình chuẩn trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như công tác quản lý và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm tại các tuyến còn thiếu chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay. Năng lực kiểm nghiệm an toàn thực phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam còn thiếu, còn nhiều mặt hàng sản phẩm thực phẩm chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng nên việc áp dụng các chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với các sản phẩm mới còn gặp nhiều khó khăn.

ng cường kiểm tra, hậu kiểm

Thực hiện công tác kiểm tra triển khai công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022, Đoàn số 05 đã tiến hành kiểm tra thực tế 02 cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gồm: Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Quảng Nam và Chi nhánh Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam tại miền Trung.

Ông Nguyễn Việt Tấn, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương - Trưởng đoàn kiểm tra số 05 đề nghị Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Nam chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận báo cáo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được đoàn tiến hành kiểm tra, thực hiện rà soát và kiểm tra những phát hiện được nêu tại Biên bản kiểm tra cơ sở đối với các đơn vị này. Nếu phát hiện vi phạm, đề nghị xử lý theo quy định; báo cáo kết quả kiểm tra làm rõ những phát hiện trên về Đoàn kiểm tra số 05.

Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo triển khai phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra trong dịp Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022 đạt mục tiêu theo chỉ đạo của Trung ương và Kế hoạch của tỉnh; tiếp tục tăng cường kiểm tra, hậu kiểm và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

“Cùng với xử lý nghiêm vi phạm hành chính về an toàn thực phẩmtrên địa bàn, cần công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩmcũngnhư thông tin về cơ sở chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở bán thực phẩm an toàn để người dân biết lựa chọn thực phẩm an toàn”- ông Nguyễn Việt Tấn lưu ý.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục tăng cường phổ biến các văn bản của Nhà nước về thực hiện các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm được triển khai đến các đối tượng trong địa bàn tỉnh để việc thực hiện được kịp thời, đạt hiểu quả cao hơn.

Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông tới các cơ sở sản xuất hoạt động mang tính chất thủ công, nhỏ lẻ, thời vụ, có tần suất thay đổi nhân công thường xuyên, từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

Ghi nhận kiến nghị của địa phương, Đoàn kiểm tra liên ngành số 05 đề nghị các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hướng dẫn việc triển khai các văn bản pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp phù hợp với thực tế công tác an toàn thực phẩm tại các địa phương. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn thực phẩm và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm theo quy định.

Đặc biệt, đề nghị Bộ Y tế ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn và ban hành văn bản mới thay thế Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.