Tỷ giá VND/USD đang "nóng"
Báo cáo triển vọng vĩ mô tháng 4/2024 của MBS Research cho rằng,ÁplựctỷgiásẽhạnhiệttrongquýIInànha cai.com tỷ giá trong nước vẫn chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt và liên tục đạt mức đỉnh mới. Tỷ giá liên ngân hàng hiện đang giao dịch tại 25.003 VND/USD, tăng 2,9% kể từ đầu năm. Tỷ giá tại thị trường tự do vượt qua mức đỉnh của năm ngoái và đang giao dịch tại 25.400 VND/USD, trong khi tỷ giá trung tâm duy trì ổn định quanh ngưỡng 24.038 VND/USD. Như vậy, tỷ giá tại hai thị trường lần lượt tăng 2,6% và 0,8% kể từ đầu năm.
Theo các chuyên gia của MBS Research, tỷ giá vẫn liên tục xô đổ các kỷ lục dưới những áp lực trong nước như giá vàng trong nước vẫn chưa cho thấy chiều hướng giảm và trước đó, cuộc họp ngày 20/3, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất khiến cho việc chênh lệch lãi suất giữa USD - VND tiếp tục bị kéo dài.
Đồng USD đã bật tăng lên mức 104,2 sau khi dữ liệu cho thấy sản xuất đang tăng trưởng lần đầu tiên sau 1 năm rưỡi và vào tháng 3, số lượng đơn đặt hàng mới cho hàng hóa do Mỹ sản xuất đã phục hồi hơn dự kiến, trong khi thị trường lao động vẫn kiên cường. Các nhà đầu tư đã giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của FED như đã công bố nếu lạm phát tại Mỹ vẫn tăng và tăng trưởng kinh tế tiếp tục mạnh mẽ.
Các nhà giao dịch ước tính FED sẽ cắt giảm lãi suất khoảng 70 điểm cơ bản trong năm nay, ít hơn so với dự đoán của ngân hàng trung ương khi bắt đầu chu kỳ nới lỏng. Tuy nhiên, với chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0,3% trong tháng 2, ít hơn so với mức tăng mức tăng ước tính 0,4% của các nhà kinh tế. Chủ tịch FED cho rằng, đây là dữ liệu phù hợp với những gì FED muốn thấy, khiến thị trường tiếp tục kỳ vọng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6.
Áp lực tỷ giá sẽ giảm nhẹ?
Các chuyên gia của MBS Research cho rằng, tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 24.500 - 24.800 VND/USD trong quý II năm nay nhờ một số yếu tố tích cực.
Theo đó, Chính phủ đã có những chỉ đạo kiểm soát để bình ổn thị trường vàng. Đồng thời, giới đầu tư đang kỳ vọng FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất vào kỳ họp vào tháng 6 và điều này sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, góp phần hạn chế hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất và giảm áp lực mất giá đối với VND.
|
"Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành theo cơ chế hết sức linh hoạt, đảm bảo làm sao cho điều hành của mình để tỷ giá có thể lên xuống phù hợp với xu thế chung và cũng đảm bảo được mục tiêu đặt ra đó là sự ổn định, đảm bảo hài hòa, cân đối ngoại tệ cho các nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế” - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú. |
Cùng với đó, những yếu tố vĩ mô tích cực sẽ hỗ trợ như: thặng dư thương mại tích cực khi lũy kế 3 tháng năm 2024 đạt 8 tỷ USD (gấp 2 lần so với cùng kỳ); dự trữ ngoại hối vẫn đang ở mức tốt và dự kiến đạt 110 tỷ USD trong năm 2024; dòng vốn FDI thực hiện 3 tháng ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ; và du lịch phục hồi mạnh mẽ khi quý I/2024 tăng 72% so với cùng kỳ và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. “Sự ổn định của môi trường vĩ mô nhiều khả năng sẽ được duy trì và cải thiện hơn nữa sẽ là cơ sở để ổn định tỷ giá trong năm 2024” - Chuyên gia của MBS Research nhấn mạnh.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ diễn ra ngày 3/4, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho hay, đầu năm 2024, trong quý I, tỷ giá cũng nóng thêm. Tuy nhiên, Phó Thống đốc nhận định, tỷ giá vẫn đảm bảo duy trì được sự ổn định và vẫn đảm bảo được thị trường ngoại tệ thông thoáng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo trạng thái “dương” về ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại và nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là sự ổn định lớn mà Việt Nam đang duy trì được.
“Ngân hàng Nhà nước luôn coi trọng các công tác điều hành tỷ giá là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng và tập trung. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành theo cơ chế hết sức linh hoạt, đảm bảo làm sao cho điều hành của mình để tỷ giá có thể lên xuống phù hợp với xu thế chung và cũng đảm bảo được mục tiêu đặt ra đó là sự ổn định, đảm bảo hài hòa, cân đối ngoại tệ cho các nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế” - Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định./.