您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【fiorentina vs empoli】Chủ tịch Yeah1: ‘Tôi thành tội đồ sau sự cố YouTube’ 正文

【fiorentina vs empoli】Chủ tịch Yeah1: ‘Tôi thành tội đồ sau sự cố YouTube’

时间:2025-01-26 00:58:24 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Năm 2015, Yeah1 bắt đầu cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp quảng cáo khi thành đ fiorentina vs empoli

Năm 2015,ủtịchYeahTôithànhtộiđồsausựcốfiorentina vs empoli Yeah1 bắt đầu cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp quảng cáo khi thành đối tác đa kênh (Multi Channel Network – MCN) của YouTube, với vai trò có thể hiểu đơn giản là kết nối người sáng tạo nội dung video với YouTube. Đến cuối năm 2018, mảng này đã mang về doanh thu hàng chục triệu USD, trở thành trụ cột tăng trưởng chính và nhóm lên giấc mơ tăng trưởng phi mã trong dài hạn cho Yeah1.

Thế nhưng, một thông báo đến vào những ngày đầu tháng 3 đã nhấn nút "Pause" giấc mơ ấy. YouTube thông báo Yeah1 bị chấm dứt thoả thuận lưu trữ nội dung vì có hoạt động tuyển chọn kênh chưa phù hợp với quy trình. Từ đây, những sóng gió bắt đầu ập đến với Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống và hơn 500 nhân viên.

- Thông báo của YouTube đã khởi đầu cho chuỗi ngày cổ phiếu Yeah1 rớt giá liên tục và doanh thu, lợi nhuận bị ảnh hưởng nặng nề, như quý I lãi của công ty giảm tới 80% so với cùng kỳ. Lúc nhận thông báo đó, điều đầu tiên ông nghĩ là gì?

- Tôi thắc mắc vì sao họ làm mạnh tay thế. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình thua và mất mảng kinh doanh này suốt thời gian đó! Hầu như đối tác đa kênh nào trên thế giới cũng nhận thư cảnh báo mỗi tháng bởi sơ sót trong công tác vận hành kênh, tiền kiểm, hậu kiểm nội dung... là không thể tránh.

Chúng tôi cũng không ngoại lệ khi mỗi ngày cao điểm có đến 400 giờ nội dung mới đăng lên YouTube, nhiều hơn thời lượng các chương trình truyền hình ở Việt Nam cộng lại.

Phản ứng của tôi, như những lần trước, là yêu cầu nhóm vận hành lập tức rà soát hệ thống và kháng cáo quyết định của YouTube. Một vài người trong nhóm cũng bay sang Mỹ và Singapore để đàm phán trực tiếp.

- Trong lần thông tin đầu tiên với nhà đầu tư, Yeah1 gọi việc YouTube chấm dứt thoả thuận lưu trữ nội dung là "sự cố vận hành". Nhưng giờ, chứng kiến những hệ quả sau đó, theo ông nên định danh sự việc này ra sao cho đầy đủ?

- Thông báo của YouTube khởi nguồn cho một sự cố vận hành của Yeah1, nhưng sau đó trở thành một khủng hoảng thật sự. Mọi thứ diễn ra, thực tình mà nói, giống một cuộc khủng hoảng truyền thông hơn trục trặc bên trong bộ máy vận hành.

Tôi có tính toán ảnh hưởng trước khi công bố nhưng không thể ngờ mức độ nghiêm trọng như vậy. Nhiều thông tin bên lề, nhiều dấu hỏi được đặt ra khiến sự việc vượt ngoài tầm kiểm soát.

Nhiều người nói tôi công bố thông tin vào chiều Chủ nhật nhằm hạn chế sự chú ý, nhưng thực tế không phải vậy. Trách nhiệm của một công ty niêm yết là phải cập nhật cho nhà đầu tư trong vòng 24 giờ nếu hoạt động kinh doanh gặp vấn đề.

Đội truyền thông cũng thường xuyên cập nhật thông tin báo chí viết về chúng tôi. Họ đặt ra câu hỏi vì sao Yeah1 bị YouTube trừng phạt, Yeah1 còn sống hay sẽ chết sau sự cố này...

Còn câu hỏi tôi quan tâm là làm thế nào để vá lỗ hổng và trấn an nhà đầu tư. Chúng tôi là một công ty truyền thông nên dĩ nhiên có công cụ phòng thủ, nhưng chúng được sử dụng cho mục đích kinh doanh chứ không phải để tìm cách đối phó. Tôi muốn im lặng để xem bản thân chịu được mũi dùi dư luận đến lúc nào.

- Lý do YouTube đưa ra là Yeah1 sở hữu gián tiếp một đối tác đa kênh tại Thái Lan đang hoạt động chưa phù hợp với quy trình của họ. Ông nghĩ như thế nào về nguyên nhân này?

- Nguyên nhân của sự cố chính xác xuất phát từ Spring Me Ltd, công ty chúng tôi sở hữu gián tiếp 16,93% vốn, nhưng khủng hoảng truyền thông lại đến từ chỗ, công việc chúng tôi đang làm quá mới mẻ với thị trường Việt Nam nên thành công hay thất bại cũng gây nhiều sự chú ý hơn.

Nếu chúng tôi chậm lại, ít tham vọng bành trướng hoạt động ra nước ngoài để vừa xây nền tảng và đề phòng rủi ro thì sự việc không lớn như vậy. Đây là một bài học rất dễ hiểu nhưng trước đó chúng tôi không nhìn thấy. Nếu còn trẻ nhưng chạy quá nhanh thì sớm muộn cũng vấp ngã.

- Không ít ý kiến phân tích rằng thiệt hại của Yeah1 sau sự cố này là doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, mất rất nhiều thời gian cho giá cổ phiếu và vốn hóa thị trường trở lại như ban đầu... Là người đứng đầu công ty, ông nghĩ đâu là thiệt hại lớn nhất?

- Chắc chắn không phải những thứ vừa kể.

Nhóm vận hành còn trẻ nên nhiều bạn lao đao, không biết mình sẽ đi đâu về đâu nếu đóng cửa mảng kinh doanh này. Tôi nói đùa "cổ phiếu rớt 13 phiên liên tiếp, anh mất vài nghìn tỷ không xi-nhê thì các chú có gì phải buồn".

Tiền bạc, cổ phiếu... chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong vài quý nhưng có thể sớm mang lại được khi mình kinh doanh tốt. Điều tôi tiếc nhất và cũng cho rằng công ty mất nhiều nhất là phải ngừng một kế hoạch mà tôi cho là "hoàn hảo". Chắc khôi phục cũng mất ít nhất sáu tháng hoặc hơn. Không ngờ sau men say chiến thắng và chuẩn bị sẵn sàng để tấn công thị trường Nhật Bản, Mỹ... thì bây giờ chúng tôi lại ngồi đây kháng cáo, đàm phán và chờ phán quyết từ YouTube. Dừng kế hoạch mình đang máu lửa, với một người làm kinh doanh, thực sự bực bội và tôi cũng chưa quen với điều đó.

- Nhưng ngược lại, ông nghĩ mình được gì sau sự cố này?

- Dĩ nhiên là một bài học đáng giá. Chúng tôi như "con lai", một công ty mang tinh thần khởi nghiệp vừa niêm yết, nên rất cần những bài học. Nếu không xảy ra ở thời điểm này thì sự cố tương tự trong tương lai có thể lớn gấp nhiều lần bởi tốc độ phát triển của Yeah1 quá nhanh.

Nhiều người thường hỏi tôi bí quyết thành công là gì, tôi trả lời nhờ có nhiều vết sẹo trên người. Mỗi vết sẹo không khác gì một bài học ứng xử cho tôi trưởng thành và dày dặn hơn.

- Cảm xúc của ông như thế nào khi đối diện với sự cố kéo dài gần hai tháng qua và vẫn chưa có hồi kết?

- Không đơn giản chút nào khi chúng tôi cùng lúc gặp trục trặc với đối tác và trở thành tâm điểm của mũi dùi dư luận. Nhìn cổ phiếu rớt một mạch từ 245.000 đồng xuống 96.000 đồng, tôi căng thẳng tột độ, lo và thấy trách nhiệm với nhà đầu tư nhiều hơn vì họ dùng tiền thật đầu tư vào công ty của tôi.

Nói không buồn là nói dối, nhưng thực tế tôi không có nhiều thời gian để buồn. Tôi đặt vào quá nhiều tình cảm nên nhìn vấn đề trầm trọng hơn tất cả, muốn cảm giác nhẹ nhàng thì phải xem nó như một mảng kinh doanh đơn thuần và không nhiều kỳ vọng.

Suy cho cùng, cuộc đời ngắn ngủi nên được tham gia những game (cuộc chơi – PV) thách thức, giàu cảm xúc và cái giá phải trả quá lớn như thế này cũng là một phúc phần.

- Ông làm gì để cân bằng cảm xúc trong những ngày bão lửa?

- Hút thuốc và ngồi một mình nhiều hơn. Không chỉ lúc đó, mà hầu như trước khi bước ra ngoài đối diện với nhân viên và cổ đông lớn, tôi luôn phải như thế.

"Nhân sinh thế thượng thuỳ vô nghệ

Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh

Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh

Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ"

- Ông trích lại bài ‘Chí anh hùng’ (Nguyễn Công Trứ) trên trang cá nhân trong lúc khủng hoảng căng thẳng nhất. Bài thơ này tác động như thế nào đến ông tại thời điểm đó?

- Tôi đồng cảm vì bài thơ nói thay trăn trở của mình: đừng lấy vinh nhục, thành bại để bàn luận phiến diện về một người mà nên nhìn nhận họ đóng góp thế nào cho cái chung. Tôi thấy mình có quá nhiều nỗi oan khiên, chỉ người trong cuộc mới hiểu được.

Vì muốn chứng minh công ty mình điều hành có thể tay không tấc sắt làm những gã khổng lồ e ngại, có thể biến khát vọng làm chuyện kinh thiên động địa thành hiện thực... mà giờ chịu điều tiếng chiêu trò, lừa dối. Sau sự cố này, tôi chẳng khác gì một tội đồ. Giá cổ phiếu lên cao thì thị trường đồn đoán bán chui, "thổi giá" để trục lợi trong khi tôi chỉ muốn cho mọi người thấy tiềm năng của ngành truyền thông xứng đáng với con số đó.

- Ông nghĩ thế nào nếu nói rằng việc niêm yết trên sàn chứng khoán và sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài khiến sự việc trở nên nghiêm trọng?

- Không nhiều công ty truyền thông ở Việt Nam niêm yết. Khi thành công các công ty như vậy sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Nhưng đồng thời, khi gặp sự cố, mọi người nhìn chúng tôi qua lăng kính tiêu cực hơn .

Áp lực phần lớn do chính chúng tôi tạo ra chứ không đến từ bên ngoài. Nhà đầu tư, trong lẫn ngoài nước, là động lực phía sau đẩy chúng tôi lên. Mọi chuyện rất đơn giản khi chưa niêm yết, còn bây giờ thì mục tiêu kinh doanh mang tính cam kết rất lớn. Chúng tôi ngày trước sống chết với mục tiêu vì đó là đam mê, còn bây giờ thì làm cật lực vì uy tín với nhà đầu tư.

Trên một số diễn đàn chứng khoán, không ít nhà đầu tư còn cảm giác hả hê vì cho rằng sự cố này là "quả báo" bởi trước đó chúng tôi niêm yết giá quá cao. Tôi không quan tâm lắm vì đó là những người không đầu tư vào Yeah1. Nếu họ xuống tiền, câu chuyện sẽ khác ngay.

- Tại sao ông không chọn niêm yết cổ phiếu trên một sàn chứng khoán của thế giới nếu muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài?

- Thị trường cách đây một năm diễn biến cực kỳ tốt nên dù muốn hay không, đó vẫn là thời gian vàng để chúng tôi niêm yết nhanh nhất. Tôi không khẳng định hay phủ nhận, nhưng rất có thể, niêm yết tại Việt Nam là bàn đạp cho chúng tôi xuất hiện trên các sàn chứng khoán nước ngoài như Singapore, Hong Kong hoặc thậm chí là Nasdaq (Mỹ).

- Bức tranh hệ sinh thái của Yeah1 trong vài năm tới sẽ như thế nào, thưa ông?

- Bức tranh lâu dài gần như không thay đổi, nhưng tốc độ phát triển sẽ phụ thuộc nhiều vào phán quyết của YouTube thời gian tới. Nếu mảng đối tác đa kênh tiếp tục, tham vọng trở thành đơn vị dẫn đầu thị trường quốc tế có chăng sẽ chậm lại ít nhất nửa năm. Chiến lược sắp tới của chúng tôi là quay về Việt Nam, "đổ bê tông" cho tất cả mảng kinh doanh liên quan đến kỹ thuật số để làm bàn đạp cho thị trường nước ngoài như Ấn Độ, Pakistan, Ấn Độ...

Tôi và nhân viên, tất cả đều là người Việt, xây mảng đối tác đa kênh với YouTube từ con số không và có mức tăng trưởng trong mơ nên đó là niềm tự hào lớn nhất. Nếu phải chấm dứt, tôi vẫn tin sẽ sớm xuất hiện một niềm tự hào nào đó thay thế. Đó có thể là mảng kinh doanh tiếp theo chúng tôi đầu tư.

Thảo Nguyên/Theo VNE

Vinasun sẽ trở thành ‘taxi công nghệ’ sau khi thắng kiện Grab