当前位置:首页 > Cúp C1

【bóng đá cá cược nhà cái】Gỡ vướng cho doanh nghiệp về thủ tục chuyên ngành

go vuong cho doanh nghiep ve thu tuc chuyen nganh

CBCC Hải quan Lạng Sơn kiểm tra mặt hàng thép NK. Ảnh: H.Nụ.

DNTN Quốc Toản cho biết,ỡvướngchodoanhnghiệpvềthủtụcchuyênngàbóng đá cá cược nhà cái Chính phủ đã và đang nỗ lực để đơn giản hóa thủ tục hành chính và giảm bớt gánh nặng chi phí cho DN. Theo Quyết định 37/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực ngày 5/10/2017) về việc bãi bỏ Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 về việc ban hành Danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng. Theo Quyết định này thì mặt hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản đông lạnh NK sẽ được miễn kiểm tra chất lượng kể từ ngày 5/10/2017.

Tuy nhiên, DN cho rằng thực tế khi DN NK nguyên liệu thủy sản nguyên con đông lạnh theo loại hình nhập sản xuất kinh doanh vẫn phải đăng ký kiểm dịch thú y cho lô hàng và phải được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm của chi cục thú y thì lô hàng mới được thông quan.

Về phản ánh của DN, theo Tổng cục Hải quan, ngày 5/12/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2016. Theo đó, tại Điểm 3 Nghị quyết số 103/NQ-CP, Chính phủ “thống nhất cho phép DN được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, công bố hợp quy và công bố sự phù hợp quy định an toàn thực phẩm, miễn ghi nhãn tiếng Việt Nam đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm NK vào Việt Nam chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng XK, không tiêu thụ tại thị trường trong nước”.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Điểm 3 Nghị quyết số 103/NQ-CP dẫn trên, Tổng cục Hải quan có Công văn 11933/TCHQ-GSQL ngày 21/12/2016 và Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) có Công văn 7841/ATTP-PC ngày 15/12/2016 hướng dẫn. Theo đó, DN không phải thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK theo loại hình sản xuất XK hoặc nhập gia công hàng XK.

Cũng căn cứ Luật Thú y 2015 và Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thì thủy sản và sản phẩm thủy sản đông lạnh NK làm nguyên liệu dùng để sản xuất hàng XK thuộc đối tượng phải kiểm dịch khi NK.

Công ty Giao Vận đề nghị Tổng cục Hải quan giải thích Công văn 7183/TCHQ-TXNK ngày 2/11/2017 “Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng... phân nhóm 220209...”. Sản phẩm của DN NK là “thực phẩm dinh dưỡng y học”, tất cả các chứng từ liên quan như: Hồ sơ công bố, giấy phép lưu hành sản phẩm xác nhận là “thực phẩm dinh dưỡng y học”; Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục Hải quan tháng 11/2015 xác định là “thực phẩm dinh dưỡng y học” phân nhóm 210690. Theo quy định tại Thông tư 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế thì các sản phẩm trên là khác nhau. Hiện Hải quan quản lý hàng đầu tư TP.Hồ Chí Minh yêu cầu DN phải đi phân loại lại hoặc thay đổi phân nhóm 220209, việc này có phù hợp không?

Liên quan đến đề nghị của DN, Công văn 7183/TCHQ-TXNK ngày 2/11/2017 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn: Trường hợp xác định các mặt hàng là thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm chức năng gồm nhiều thành phần (ví dụ: nước, chiết xuất thực vật, đường, vitamin,...) dạng lỏng, đóng gói sẵn sàng để uống luôn, không phải pha loãng thêm, không chứa cồn hoặc chứa cồn có nồng độ không quá 0,5% tính theo thể tích thì thuộc nhóm 22.02 “Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép thuộc nhóm 20.09”, phân nhóm 2202.90 “- Loại khác:”, mã số 2202.90.30 “- - Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng”, không phụ thuộc vào liều lượng dùng.

DN chỉ nêu chung chung “thông báo kết quả phân loại của Tổng cục Hải quan tháng 11/2015 xác định là “thực phẩm dinh dưỡng y học” phân nhóm 2106.90”, không có thông tin về hàng hóa như thành phần, công dụng, cách thức sử dụng, quy cách đóng gói,… nên chưa có đủ thông tin để xác định được mặt hàng có thuộc trường hợp được hướng dẫn phân loại tại Công văn 7183/TCHQ-TXNK nêu trên hay không và cũng không đủ thông tin để xác định mã số chính xác cho mặt hàng.

Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan 2014, Điều 16 Nghị định 08/2015/NĐ-CP thì khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật, và các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa XNK và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa XNK để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam.

Căn cứ Điều 24 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa XNK, công chức hải quan cùng người khai hải quan lấy mẫu để thực hiện phân tích, giám định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK.

Đối chiếu các quy định nêu trên nếu bằng mắt thường không xác định được bản chất, tên gọi của hàng hóa thì lấy mẫu để phân tích phân loại là đúng quy định.

Công ty CP tôn Đông Á hỏi, là một DN ưu tiên và chuyên NK thép cán nóng (từ Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc), xin hỏi DN có cần thực hiện hồ sơ giám định – đăng ký đánh giá sự phù hợp chất lượng thép cán nóng NK hay không?

Theo Tổng cục Hải quan, ngày 16/10/2017, Cục Giám sát quản lý về Hải quan (Tổng cục Hải quan) đã có Công văn 2478/GSQL-GQ1 gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc kiểm tra chất lượng hàng NK. Theo đó, đối với mặt hàng thép (trừ thép làm cốt bê tông): Người NK nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa. Do đó, đề nghị DN căn cứ hướng dẫn tại Công văn 2478/GSQL-GQ1 và thực tế hàng hóa NK để thực hiện.

Theo Công ty CP Acecook Việt Nam, hiện nay DN có nhu cầu NK một số mẫu nguyên liệu thực phẩm để phục vụ cho công tác thử nghiệm trên dây chuyền sản xuất, hình thức NK là hàng mẫu (nhập phi mậu dịch, không thanh toán). Căn cứ theo quy định hiện hành thì các mặt hàng mà DN NK thuộc diện phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi NK và phải xin công bố phù hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước khi NK.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 14, Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì thực phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu sẽ được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi NK.

Do đó, để được miễn kiểm tra thì DN phải làm những thủ tục gì? Việc giải quyết cho phép miễn kiểm tra có thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan? Hồ sơ, chứng từ mà DN cần cung cấp để xin miễn kiểm tra là gì? Thời gian nộp hồ sơ là trước khi nhà cung cấp giao hàng hay sau khi giao hàng? Có quy định giới hạn số lượng hay trị giá hàng mẫu để xin miễn kiểm tra không? DN có thể áp dụng Điều 6 và Điều 7 Quyết định 31/2015/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 4/8/2015 về định mức hàng mẫu của tổ chức, cá nhân để xin miễn kiểm tra không?

Đối với các vấn đề DN hỏi, Tổng cục Hải quan cho biết, Khoản 2 Điều 14 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì thực phẩm NK là mẫu thử nghiệm được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi NK, không quy định cụ thể về số lượng hay trị giá hàng mẫu cụ thể để được miễn kiểm tra. Do vậy, khi làm thủ tục hải quan, DN phải khai báo mục đích NK hàng hóa và đảm bảo về nội dung khai báo. Cơ quan Hải quan căn cứ thông tin khai báo của DN để thực hiện thông quan hàng hóa. Hồ sơ hải quan thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, đơn vị đã nhiều lần phản ánh với các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương có hướng dẫn cụ thể để cơ quan Hải quan và DN thực hiện. Hiện các bộ đã có ghi nhận vướng mắc để nghiên cứu sửa đổi, hướng dẫn trong thời gian tới.

Về số lượng và trị giá hàng mẫu theo quy định tại Quyết định số 31/2015/QĐ-TTg là định mức để được hưởng ưu đãi về thuế, không phải là quy định để được miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.

分享到: