发布时间:2025-01-12 06:10:43 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Hiệu quả hoạt động của lực lượng QLTT sẽ được nâng cao khi Pháp lệnh ban hành |
Yêu cầu cấp thiết
Sau 60 năm hình thành,ângcaođịavịpháplýcủalựclượngquảnlýthịtrườketqua.net vn lực lương QLTT đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; bảo đảm thị trường phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của QLTT đã bộc lộ nhiều bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả hoạt động của lực lượng này còn hạn chế. Do đó, cần sớm ban hành Pháp lệnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của QLTT.
Từ thực tế hoạt động tại địa phương, ông Cao Xuân Luật – Chi Cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh – cho biết: Hiện QLTT tỉnh chỉ có 180 cán bộ, vừa phải đảm trách nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường vừa tham gia nhiều hoạt động: Phòng chống dịch bệnh, tham gia đoàn liên ngành… thậm chí hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
“Nhiệm vụ rất lớn, song nhân lực, phương tiện thiếu. Vì vậy, việc sớm ban hành Pháp lệnh QLTT với những quy định cụ thể, rõ ràng về tổ chức, chức năng, quyền hạn và cơ chế, chính sách để QLTT thực thi nhiệm vụ là rất cần thiết”- ông Cao Xuân Luật nói.
Đồng quan điểm, ông Dương Xuân Sinh – Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và ông Phạm Hồng Thanh - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74), Bộ Công an - cho rằng, cần sớm thành lập Tổng cục QLTT ở cấp Trung ương; Cục QLTT ở địa phương và đến các tổ, đội, đồng thời ban hành cơ chế, chính sách bổ sung nhân lực, đầu tư trang thiết bị cho lực lượng này.
Tổ chức theo mô hình 3 cấp
Về các nội dung cụ thể, các đại biểu tán thành mô hình 3 cấp, quản lý theo chiều dọc, đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QLTT.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - phân tích: Pháp lệnh không nên quy định quá chi tiết về phạm vi hoạt động của lực lượng QLTT vì có thể dẫn đến việc tự “bó tay” trong quá trình hoạt động. Ông Hùng kiến nghị và góp ý thêm về quy định nguyên tắc hoạt động của QLTT phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của lực lượng, nhưng phải tránh gây phiền hà, thậm chí lợi dụng để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ.
Theo ông Phạm Hồng Thanh, QLTT là cơ quan hành chính. Do đó, về phạm vi kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ, Pháp lệnh chỉ nên quy định chức năng trinh sát thay vì điều tra. Tuy nhiên, phải quy định và giao cho lực lượng QLTT chức năng, quyền hạn hành chính đủ mạnh để tổ chức trinh sát, kiểm tra, xử phạt hành chính các hành vi vi phạm.
Cụ thể hơn, ông Phạm Quang Viễn – Nguyên Phó Cục trưởng Cục QLTT – đề nghị: Cần quy định QLTT được áp dụng 4 biện pháp nghiệp vụ, gồm: Tổ chức quản lý địa bàn; trinh sát nắm tình hình; xây dựng cơ sở cung cấp thông tin và tuần tra, kiểm soát. Tuy nhiên, sau khi làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, các biện pháp nghiệp vụ được áp dụng, cần quy định rõ chính sách như: Chi thường xuyên, chi phí cho phương tiện làm việc; các chế độ đãi ngộ cho kiểm soát viên và chế độ phụ cấp thâm niên đối với lực lượng QLTT.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: Bàn về phạm vi điều chỉnh hoạt động của QLTT, có ý kiến e ngại sẽ gây ra xung đột pháp luật, nhưng nếu sợ thì sẽ không có gì đổi mới cả. Theo tôi, chúng ta không sợ xung đột nhưng trong Pháp lệnh phải đảm bảo tính thống nhất pháp luật. |
相关文章
随便看看