【bang xep hang argentina】Quy hoạch báo chí nhằm xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại
Giảm số lượng và quy hoạch lại nhiều cơ quan báo chí | |
Thủ tướng ký phê duyệt quy hoạch báo chí | |
Quy hoạch báo chí: Tiếp tục nghe ý kiến đóng góp | |
Thủ tướng yêu cầu báo cáo về Quy hoạch báo chí trước 30-10 |
Thưa ông, trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như tác động của mạng xã hội với báo chí, nhu cầu bạn đọc hiện nay, công tác quản lý báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông càng đặc biệt quan trọng. Và để hệ thống báo chí Việt Nam phát triển vững mạnh, việc thực hiện tốt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành vừa qua có phải là một trong nhiều biện pháp trọng tâm?
Trong giai đoạn hiện nay báo chí gặp nhiều thách thức do sự phát triển của công nghệ cũng như tác động của mạng xã hội. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải đổi mới từ tư duy, nhận thức, phương pháp và hành động trong việc đăng tải các thông tin mang tính định hướng để công chúng, độc giả tập trung vào những mặt tích cực, đẩy lùi thông tin xấu, độc của xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, việc thực hiện tốt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành là một trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm. Quy hoạch báo chí được xây dựng, trước hết xuất phát từ thực trạng báo chí hiện nay nhằm xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại. Việc thực hiện quy hoạch báo chí cũng là biện pháp giúp các cơ quan báo chí tinh gọn về cơ cấu tổ chức, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, làm tốt nhiệm vụ là người chiến sỹ trên mặt trận tuyên truyền.
Có thể thấy rằng việc thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 là tất yếu. Song bên cạnh đó, điều trăn trở là công ăn, việc làm của một bộ phận những người đang công tác trong lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng. Vậy Bộ Thông tin và Truyền thông đã có giải pháp nào cho tình trạng này?
Quy hoạch được ban hành và thực thi sẽ giúp báo chí phát triển bền vững, làm tốt chức năng thông tin và định hướng dư luận xã hội cũng như hạn chế được sự chồng chéo và lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, quy hoạch sẽ góp phần ngăn chặn được các biểu hiện tiêu cực trong đời sống báo chí.
Tuy nhiên, quy hoạch cũng tác động trực tiếp đến đời sống báo chí và đời sống của từng nhà báo, hội viên, các cấp hội và cơ quan báo chí. Để chuẩn bị cho thay đổi này, hiện nhiều cơ quan chủ quản báo chí đã có đề án, phương hướng sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Trong các đề án gửi lên Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan này đều đã tính toán tới việc sắp xếp lại đội ngũ nhân sự phù hợp, đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý đội ngũ nhân lực dư dôi.
Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Bộ đã làm việc với các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt doanh nghiệp truyền thông nhằm đề xuất các giải pháp tiếp nhận một số phóng viên về công tác tại các doanh nghiệp này. Đồng thời, Bộ cũng đang tính tới phương án có chính sách để hỗ trợ cho nguồn nhân lực báo chí, quan tâm đến đời sống của người làm báo.
Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2019. |
Báo chí Cách mạng Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài, gần 100 năm với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Thời điểm hiện tại nền báo chí cách mạng ngoài những thế mạnh vốn có đang đối diện với thách thức do sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội. Theo ông, trong bối cảnh hiện nay các cơ quan báo chí cần làm gì để vượt qua thách thức nhằm tận dụng tối đa lợi thế và khắc phục hạn chế?
Khi báo chí bị cạnh tranh bởi lực lượng thông tin đồ sộ trên mạng xã hội như hiện nay đòi hỏi các cơ quan báo chí phải đổi mới từ nhận thức, cách tiếp cận thông tin. Thông tin từ mạng xã hội rất nhanh, do vậy nếu báo chí chính thống lấy mục tiêu duy nhất là tốc độ để cạnh tranh với mạng xã hội là không phù hợp mà mục tiêu tối thượng phải là thông tin chính xác, trung thực, khách quan, tạo được niềm tin với công chúng, độc giả, có như vậy các cơ quan báo chí mới trụ vững.
Mạng xã hội có hai mặt tích cực, tiêu cực, do vậy các cơ quan báo chí phải tận dụng lợi thế của mạng xã hội để thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Để làm được điều này, báo chí phải sử dụng công nghệ để cạnh tranh với mạng xã hội, tận dụng lợi thế của mạng xã hội để đưa thông tin tốt, thông tin mang tính định hướng tới độc giả. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người làm báo cần phải tỉnh táo, thận trọng trước các thông tin do mạng xã hội đem đến.
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý báo chí. Theo đó, trên các trang báo, những tấm gương người tốt, việc tốt đã dày lên, hiện tượng “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” đã ít đi, lòng tin của người dân, của doanh nghiệp vào hệ thống báo chí tăng lên. Để duy trì và làm tốt hơn nữa công tác quản lý báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có giải pháp cụ thể ra sao, thưa ông?
Để một cơ quan báo chí phát triển vững mạnh, được độc giả đón nhận và yêu mến, vai trò của Tổng biên tập được ví như người chèo lái con thuyền có yếu tố tiên quyết. Theo đó, cơ quan báo chí nào có “người chèo thuyền” bản lĩnh, quyết liệt trong quản lý nội dung, sát sao quản lý phóng viên, cơ quan báo chí đó có sự phát triển đúng hướng. Và để làm được điều này, Tổng biên tập các báo cần có giải pháp cụ thể để người làm báo phải sống được bằng nghề. Không sống được bằng nghề thì khó làm tốt được nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí nên có bộ phận làm thêm các dịch vụ cho doanh nghiệp, như tư vấn truyền thông, tổ chức sự kiện, đánh giá dư luận xã hội về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp.
Mặt khác, trong bối cảnh phát triển của công nghệ cũng như mạng xã hội hiện nay nếu các Tổng biên tập hiểu về nguyên tắc đa phương tiện và hội tụ truyền thông, hiểu tính tất yếu trong sự thay đổi quy trình làm báo trong bối cảnh phát triển mạng xã hội, sẽ bắt kịp với xu hướng truyền thông số, tạo đà phát triển cho cơ quan báo chí.
Về phía Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua cũng kiến nghị nhiều giải pháp giúp cho các cơ quan báo chí và người làm báo định vị thương hiệu bằng cách khen thưởng, phê bình kịp thời. Theo đó, Hội nhà báo các cấp, mỗi đơn vị báo chí, mỗi nhà báo đều phải giữ gìn thương hiệu, không để tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.
Thưa ông, để có một nền báo chí cách mạng với những nhà báo “bút sắc, lòng trong”, vấn đề cần làm của các cơ sở đào tạo báo chí, cơ quan báo chí hiện nay có phải là rèn luyện vấn đề đạo đức nhà báo?
Chưa bao giờ vấn đề đạo đức người làm báo được đặt ra nóng bỏng và gay gắt như hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp là sự sống còn đối với báo chí. Do vậy, các cơ sở đào tạo báo chí cần đổi mới tư duy và cách thức đào tạo báo chí để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Cần xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ra trường vừa nắm kiến thức, kỹ năng làm báo, vừa giỏi ngoại ngữ vừa có khả năng làm việc đa ngành, vừa nắm vững các kỹ năng về công nghệ truyền thông, vừa có kỹ năng truy cập, chọn lọc và xử lý thông tin từ dữ liệu lớn...
Chúng ta cần chú trọng rèn luyện đạo đức, bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng cho các nhà báo trẻ trước khi bước chân vào cánh cửa nghề nghiệp. Nhà báo dù có năng lực nhưng không có đạo đức thì không thể trở thành cây bút lớn, cây bút sắc và cây bút sáng được.
Xin cảm ơn ông!
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/082f799650.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。