【truc tiepketquabongda】Chồng chéo văn bản quy định về doanh nghiệp chế xuất
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 08:12:44 评论数:
Theồngchéovănbảnquyđịnhvềdoanhnghiệpchếxuấtruc tiepketquabongdao Cục Hải quan TP.HCM, với cơ chế thí điểm mở rộng chức năng hoạt động của KCX Tân Thuận theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 2002 đã tạo điều kiện thuận lợi cho KCX Tân Thuận thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.
Tuy nhiên, do văn bản cho phép thí điểm mở rộng chức năng hoạt động quá dài (hơn 10 năm) dẫn đến sự chồng chéo về các văn bản quy định của các bộ, ngành về hoạt động của các doanh nghiệp trong KCX này khiến cơ quan Hải quan gặp khó trong việc thực hiện.
Cũng theo Cục Hải quan TP.HCM, công văn số 7322/BKH-KCN ngày 18-11-2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép các doanh nghiệp hiện có tại KCX Tân Thuận được thực hiện dịch vụ thương mại quốc tế, cụ thể là mua hàng hóa ở nước ngoài đến bán cho nước thứ ba.
Tuy nhiên, hiện nay trong công văn số 6321/BCT-XNK ngày 29-6-2010 của Bộ Công Thương lại quy định: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả những doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu chỉ được thực hiện tạm nhập hàng hóa phục vụ các dự án đầu tư tại Việt Nam, không tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam.
Tiếp đó, Bộ Công Thương có công văn số 7483/BCT-XNK ngày 16-8-2012 quy định quyền xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau: sản xuất hàng Việt Nam xuất khẩu, nhưng không được xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc sản xuất tại nước ngoài.
Tuy nhiên, trong công văn mới đây trả lời vướng mắc cho một doanh nghiệp trong KCX Tân Thuận, Bộ Công Thương cho biết: đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu, Bộ Công Thương đang trao đổi ý kiến với các bộ có liên quan.
Trong thực tế, các quy định khác nhau về quyền của doanh nghiệp chế xuất khiến cơ quan Hải quan gặp lúng túng khi thực hiện. Cụ thể:
Về lĩnh vực thuế, tại Thông tư 75/2005/TT-BTC ngày 7-9-2005 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và thủ tục thuế, hải quan đối với việc thí điểm mở rộng chức năng KCX Tân Thuận thì các doanh nghiệp được phép kinh doanh, như: dịch vụ thương mại quốc tế, cụ thể là mua hàng hóa ở nước ngoài để bán tại nước thứ ba; doanh nghiệp chế xuất được thu mua, bảo quản gia công, tái chế, đóng gói hàng hóa rồi bán vào nội địa và chính sách thuế được áp dụng là được miễn thuế nhập khẩu, không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đối với hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào KCX Tân Thuận để lưu kho và/hoặc đóng gói, tái chế rồi đưa vào nội địa; và thực hiện chính sách thuế XNK, thuế GTGT như quy định đối với hàng chuyển khẩu, quá cảnh đối với hàng hóa mua ở nước ngoài để bán cho nước thứ ba.
Tuy nhiên, tại mục c, khoản 1, Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15-11-2012 của Bộ Tài chính quy định, trường hợp hàng hóa nhập khẩu theo mục đích là mua bán (quyền nhập khẩu), doanh nghiệp chế xuất phải kê khai tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có); mục b, khoản 3, Điều 42 quy định trường hợp hàng hóa xuất khẩu theo mục đích là mua bán (quyền xuất khẩu), doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục hải quan như thủ tục hải quan XK hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng mua bán (kê khai tính thuế xuất khẩu (nếu có)).
Như vậy cùng một đối tượng quản lí là doanh nghiệp chế xuất hoạt động XNK nhưng lại được điều chỉnh bởi 2 thông tư để thực hiện chính sách thuế khác nhau, gây khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp chế xuất và cơ quan Hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa XNK.
Với những vướng mắc trong việc triển khai thực hiện văn bản nêu trên, Cục Hải quan TP.HCM cho biết đã báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, có ý kiến chỉ đạo./.
Chí Hiếu