88Point88Point

【thứ hạng của perth glory】Gốm sứ Bình Dương tìm hướng giữ vững thị trường xuất khẩu

gom su binh duong tim huong giu vung thi truong xuat khau

Công ty TNHH Cường Phát tất bật với đơn hàng đầu năm mới 2019. Ảnh: T.D

Dồi dào đơn hàng

Bình Dương hiện có gần 300 cơ sở sản xuất gốm,ốmsứBìnhDươngtìmhướnggiữvữngthịtrườngxuấtkhẩthứ hạng của perth glory mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 130 - 150 triệu sản phẩm các loại. Bình Dương là một trong những tỉnh có ngành gốm sứ phát triển, với giá trị xuất khẩu khoảng 150 triệu USD/năm và thị trường tiêu thụ nội địa tương đương 70 triệu USD/năm. Ngành gốm sứ không chỉ phát triển ổn định, mà còn liên tục được kế thừa và phát triển dựa trên các yếu tố về điều kiện tự nhiên, công nghệ sản xuất, nguồn lao động… Với đặc thù là sản phẩm kết tinh bởi trình độ tay nghề của người thợ và trình độ công nghệ sản xuất, nên sản phẩm gốm sứ đạt giá trị rất cao và đây cũng là ngành tạo được giá trị gia tăng cao nhất trong số 20 ngành xuất khẩu chủ lực của địa phương.

Đến làng gốm sứ Bình Dương những ngày tết Kỷ Hợi 2019 đang đến gần, chúng tôi cảm nhận nơi đây không khí cũng rất khẩn trương để hoàn thành những đơn hàng phục vụ thị trường Tết cổ truyền Việt Nam cũng như đơn hàng xuất khẩu đầu năm báo hiệu một năm mới 2019 đầy triển vọng.

Ông Lý Huy Cường, Phó Giám đốc Công ty TNHH Cường Phát cho biết, sản phẩm của công ty chủ yếu cung cấp ra thị trường xuất khẩu với tỷ trọng hơn 80%. Năm 2018, doanh thu từ sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của Hùng Cường đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Hiện công ty đã ký kết xuất khẩu với các đối tác tại 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như châu Âu, Mỹ… Phấn khởi hơn, ông Cường cho biết, năm 2019 dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có một năm “bội thu” bởi hiện nay công ty đã có đơn hàng xuất khẩu cho đến gần cuối năm 2019.

Cùng chung niềm vui “đầy ắp đơn hàng” hiện nay nhiều doanh nghiệp gốm sứ chủ lực ở Bình Dương như Công ty Gốm sứ Phước Dũ Long, Minh Long I cũng đã có đủ đơn hàng sản xuất đến giữa năm 2019. Trong đó, các đơn hàng ở thị trường xuất khẩu tăng từ 15-20% và đơn hàng nội địa tăng từ 20-30% so với năm 2018.

Tìm hướng đi mới

Kết quả xuất khẩu hàng hóa đạt tăng trưởng cao đã khẳng định được năng lực sản xuất và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp Bình Dương nói chung và ngành hàng gốm sứ xuất khẩu nói riêng, song các doanh nghiệp gốm sứ cũng cần tập trung đẩy mạnh gia tăng giá trị xuất khẩu thông qua việc đổi mới công nghệ sản, đồng thời tăng năng suất lao động và tăng lượng chất xám trong từng sản phẩm.

Nhằm đáp ứng xu thế chung cũng như phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, Công ty TNHH Cường Phát xác định rằng, từng sản phẩm làm ra phải luôn song song hai mục đích chính là chức năng và trang trí. Bằng việc đẩy mạnh tính đa dạng, có sự pha trộn giữa nét truyền thống Việt Nam, Á Đông cũng như phương Tây chính là hướng đi cơ bản để các sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với xu hướng phát triển và thị hiếu nhiều nước trên thế giới.

Song song đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời hội nhập, bên cạnh việc đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị (như lò nung bằng điện, dây chuyền tráng men tự động,...) từ năm 2003, Công ty Cường Phát đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 (sau này là 9001- 2008) để đảm bảo toàn bộ hoạt động của công ty luôn được kiểm soát và không ngừng cải tiến. Đặc biệt, Cường Phát cũng đã thực hiện chương trình Kaizen, sử dụng 7 công cụ quản lý cải tiến trong quản lý sản xuất.

“Công ty cũng cùng với khách hàng xây dựng các bộ tiêu chuẩn về chất lượng và các chính sách xã hội- môi trường theo chuẩn mực quốc tế với mục tiêu đạt chuẩn nhà cung cấp thân thiện và phát triển bền vững. Là một nhà máy sản xuất phải đặc biệt chú trọng việc xử lý nước thải, nguồn nguyên liệu đầu vào phải có chứng nhận xuất xứ và không độc tố trước khi sản xuất...”, ông Cường cho biết thêm.

Theo ông Vương Siêu Tín, Giám đốc Công ty Phước Dũ Long, hiện nay sản phẩm gốm sứ ngoài chịu sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ doanh nghiệp gốm sứ các nước Trung Quốc, Thái Lan… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thế giới phải biết “làm mới mình” bằng việc sẵn sàng đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm bảo đảm chất lượng, giảm giá thành, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Được biết, ở thị trường xuất khẩu ngoài các mặt hàng gốm sứ sân vườn, gốm xây dựng đang được các doanh nghiệp quan tâm. Tiềm năng đối với các mặt hàng gốm xây dựng rất lớn, bởi nhu cầu vật liệu mới trong xây dựng đang tăng mạnh.

Tuy vậy, với đặc thù ngành gốm, một số khâu quan trọng chỉ thực hiện được bởi bàn tay con người, nhưng hiện các DN lại đang thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần sớm tìm ra hướng giải quyết để bảo đảm cho ngành gốm phát triển bền vững trong tương lai.

赞(72)
未经允许不得转载:>88Point » 【thứ hạng của perth glory】Gốm sứ Bình Dương tìm hướng giữ vững thị trường xuất khẩu