【trận đấu macarthur fc】Quốc hội thảo luận về việc đấu giá biển số xe ô tô

时间:2025-01-25 22:14:00 来源:88Point

Chú thích ảnh

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thảo luận tại phiên họp,ốchộithảoluậnvềviệcđấugiaacutebiểnsốtrận đấu macarthur fc đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Hà Tĩnh) bày tỏ tán thành cao với việc ban hành Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá. Đại biểu cho rằng, việc này nhằm đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý nhà nước về quản lý phương tiện giao thông; đáp ứng mong mỏi người dân; hài hòa lợi ích cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước.

Theo bà Phan Thị Nguyệt Thu, Bộ Công an đã có tiến hành thí điểm về vấn đề này tại thành phố Hải Phòng. Các nước trên thế giới có thực hiện việc đấu giá này… Đại biểu cho biết, Nghị quyết đưa ra mức giá khởi điểm chung là 40 triệu đồng, không phân biệt vùng. Đây là quy định hợp lý, đảm bảo công bằng cho người đấu giá trên mọi miền Tổ quốc. Quy định về cấp quyền đăng ký phù hợp, đảm bảo lợi ích của người dân, tuy nhiên cần có sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn, đảm bảo thuận tiện cho người dân.

Đại biểu cho rằng, cần quy định rõ, đưa tất cả các đầu số ra đấu giá, hay lựa chọn để đấu giá, nếu lựa chọn thì tiêu chí chọn các biển số đem đấu giá cần có quy định rõ ràng, cụ thể. Việc quy định tiêu chí càng cụ thể càng thuận tiện khi đưa vào áp dụng.

Về quản lý sử dụng nguồn thu qua đấu giá, khoản 3, Điều 5 quy định: Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ đấu giá biển số. Đại biểu đề nghị gộp khoản 3 Điều 5 vào khoản 3 Điều 7, với nội dung liệt kê các nội dung Chính phủ quy định, để đảm bảo sự nhất quán của dự thảo Nghị quyết.

Phát biểu ý kiến tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) cơ bản thống nhất với việc ban hành Nghị quyết. Về tên gọi của Nghị quyết, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung góp ý: Đối chiếu với các quy định hiện hành có liên quan, tên gọi của Nghị quyết là chưa phù hợp và khó hiểu vì các cụm từ cấp quyền, lựa chọn, sử dụng, biển số, là nội dung cốt lõi điều chỉnh trong Nghị quyết nhưng toàn bộ nội dung dự thảo lại chủ yếu là quy định về đấu giá, việc giới hạn chỉ có quyền sử dụng biển số ô tô chưa đầy đủ, bao quát hết quy định về mua, bán, tặng, cho, thừa kế biển số xe ô tô được thể hiện trong dự thảo.

"Do đó, nên chỉnh lại tên gọi của Nghị quyết là Nghị quyết thí điểm về đấu giá biển số xe ô tô", đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nói.

Thống nhất với tên gọi theo đề nghị của Ủy ban Quốc phòng và An ninh trong việc điều chỉnh lại tên gọi của Nghị quyết thành "Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô", đại biểu Khang Thị Mào (Yên Bái) cho rằng: Tên gọi này vừa đảm bảo tính bao quát các nội dung của dự thảo Nghị quyết, vừa đảm bảo tính ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Ngoài ra, tại các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe, người được chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế biển số xe trúng đấu giá, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu điều chỉnh theo hướng chủ thể có quyền, nghĩa vụ là người đang sở hữu biển số trúng đấu giá, còn đối tượng để thực hiện quyền, nghĩa vụ là biển số trúng đấu giá chứ không phải chiếc xe ô tô đang đăng ký, biển số đó.

Chú thích ảnh

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, quy định đăng ký xe 12 tháng sau khi trúng đấu giá là hợp lý để người trúng đấu giá có thời gian mua xe, thời hạn này không tạo cơ hội để đầu cơ biển số, vì Nghị quyết không cho phép mua bán biển số trúng đấu giá.

Theo đại biểu, có thể quy định thêm, người đã có biển số trúng đấu giá mà chưa gắn vào xe ô tô không được tiếp tục tham gia đấu giá. Bên cạnh đó, đại biểu đóng góp một số ý kiến vào vấn đề tổ chức thực hiện để gia tăng thu ngân sách từ việc đấu giá biển số xe, đồng thời bày tỏ mong muốn những nội dung có tính khả thi cao sẽ được đưa vào dự thảo Nghị quyết để tăng thêm nguồn thu, thỏa mãn nhu cầu của người đấu giá, vừa có căn cứ vững chắc để đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật có tính ổn định, lâu dài sau khi kết thúc thí điểm. Ngoài ra, đại biểu đề nghị cần thiết kế infographic trình bày quy trình đấu giá bằng hình ảnh để người dân dễ theo dõi, dễ tham gia...

Giải trình các vấn đề các đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết: Trên cơ sở các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ Công an sẽ tiếp thu, tổng hợp ý kiến về một số nội dung chính như: tên gọi Nghị quyết, phạm vi thí điểm, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, biển số xe được đưa ra đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước, việc quản lý, sử dụng tiền thu được thông qua đấu giá, quy trình thủ tục đưa ra đấu giá…

"Bộ sẽ tiếp thu nghiêm túc, nghiên cứu kỹ lưỡng để báo cáo lên Chính phủ, các cơ quan chuyên môn của Quốc hội để tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cử tri để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo Quốc hội thông qua theo đúng quy định của pháp luật", Bộ trưởng Tô Lâm cho biết.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết: Các ý kiến của các đại biểu "khách quan, thẳng thắn, nhiều thông tin, đầy đủ căn cứ pháp lý, thực tiễn rõ ràng". Các đại biểu cơ bản tán thành với nội dung, Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh. Một số đại biểu đề xuất nhiều vấn đề cụ thể mới khác so với dự thảo. Ý kiến của các đại biểu Quốc hội được Ban Thư ký tổng hợp ghi chép, tổng hợp đầy đủ.

Trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Chính phủ, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết.

推荐内容