【đội hình rkc waalwijk gặp ajax】Chuyện buông bỏ
作者:Cúp C2 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 19:51:05 评论数:
BP - Chị vốn là người thực dụng,ệnbuocircngbỏđội hình rkc waalwijk gặp ajax không đi xem bói toán bao giờ và cũng không tin vào thế lực siêu nhiên nào. Có lúc chị còn báng bổ, cả chúa và phật đều không biết có hay không, nếu có thì cũng ở rất xa. Chỉ chồng con, anh em, bạn bè là gần. Vậy thì hãy chấp nhận những gì mình đang có. Chỉ đến khi rời bệnh viện K với tờ giấy ghi kết luận của bác sĩ: ung thư dạ dày thì chị thay đổi hẳn.
Ung thư. Căn bệnh nan y này y học thế giới còn phải bó tay. Vậy thì đi bệnh viện làm gì cho thêm lo, thêm mệt. Thôi thì đi chùa, trước là để giết thời gian, sau là để lòng thanh thản. Từ đó, tháng đôi lần, chị lên xe đò cùng mấy bà sồn sồn trong khu phố để đến chùa. Những câu chuyện trên suốt quãng đường dài chỉ xoay quanh chuyện chồng con, chuyện bệnh tật, chuyện được mất.
Chị bỗng nghiệm ra một điều, trời không cho ai tất cả và cũng không lấy đi của ai tất cả. Như nhà bà Mai trong tổ hưu trí chẳng hạn. Hai đứa con, một là phó giám đốc bệnh viện tỉnh (nên bà chẳng bao giờ phải xếp hàng đi khám bệnh), một là Việt kiều định cư bên Mỹ (nên chẳng bao giờ bà tỏ ra thiếu tiền). Hai vợ chồng bà đều đã nghỉ hưu. Sáng sáng, chồng vác vợt đi đánh tennis. Chiều chiều vợ đến sân tập yoga. Buổi tối, hai ông bà thủng thẳng đi bộ quanh quảng trường tỉnh. Ai cũng bảo nhà bà phúc đức. Đùng một cái, bà phát hiện ra cái “sân tennis” mà ông thường xuyên đi rất sớm và về rất muộn ấy chính là nhà một cô U40 đã bỏ chồng ở khu phố bên cạnh. Đau còn hơn hoạn, nhưng bà không thể làm ầm lên vì sợ ảnh hưởng đến công danh của anh phó giám đốc bệnh viện. Và thế là bà đi chùa. Hay như bà Bình, chồng chết từ khi bà còn mang đứa con trong bụng. Thế mà bà ở vậy, một mình nuôi con. Giờ bà đã có cháu ngoại và anh con rể thương bà như thương mẹ đẻ.
Rằm này, chị lại lên chùa. Nhìn cảnh người đội mâm lễ vật, chen lấn và sì sụp khấn vái sau lưng nhau, chị tự hỏi có bao nhiêu người lên chùa chỉ để xin một con số đánh đề, để mong kỳ này ký được hợp đồng bạc tỷ, để giải tỏa nỗi lo như chị, để gỡ rối tơ lòng như bà Mai? Và có được bao nhiêu người lên chùa vì lòng thành kính đối với đức phật mà không vì một động cơ nào cả?
Không thể đứng trước tượng phật với những ý nghĩ thiếu thành ý đó, chị đi vòng ra phía trước, nơi có bức tượng phật nằm. Một người đàn bà mập mạp mặc bộ đồ hoa đỏ chói đang chồm người sờ soạng lên mặt đức phật rồi lại vuốt lên mặt, lên tóc, lên cổ mình, cứ như người xoa dầu, xức thuốc. Cạnh đó, một nhóm người nước ngoài đang xì xồ chỉ trỏ và một người giơ máy ảnh lên chụp người đàn bà cùng bức tượng phật. Chị thở dài và bỏ vào trong.
Suốt gần nửa giờ, chị chỉ nghe sư thầy giảng giải rằng phải biết buông, biết bỏ, vì tất cả mọi thứ mình sở hữu chỉ là tạm bợ. Những kẻ khư khư tích cóp, giữ tiền, khi chết cũng không mang theo được gì. Còn những người biết làm việc thiện thì không chỉ tích phúc, tích đức cho kiếp này mà cho cả kiếp sau. Nhìn những gương mặt đang hướng về sư thầy như nuốt từng lời, như đang được khai sáng, chị lại thở dài vì biết chắc họ tin thế nhưng không làm được thế. Tiền bạc, kể cả tiền lẻ, bỏ đã khó nhưng còn có thể bỏ được, nhất là khi người ta bỏ tiền ra với niềm tin có thể tích đức được cho kiếp này và kiếp sau. Nhưng còn những thứ khác, như công danh, sự nghiệp, chồng con... đâu dễ gì buông bỏ. Như bà Mai đó, dù mắt bà đang nhắm nghiền, hai tai dỏng lên, miệng bà mấp máy nhắc lại lời sư thầy, nhưng từ khi phát hiện ông chồng đào hoa đi “đánh tennis” tại nhà cái cô U40 kia thì dễ gì bà chịu buông chịu bỏ!
Nghĩ thế, nhưng rằm nào chị cũng lên chùa.
L.T