当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch ngoại hạng anh mu】Đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc điều hành tài chính 正文

【lịch ngoại hạng anh mu】Đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc điều hành tài chính

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-10 20:39:26

hoàng quang hàm

ĐBQH Hoàng Quang Hàm: Thu giảm sâu không thể chi theo dự toán cũ. Ảnh: quochoi.vn.

Thu vượt dự toán,ĐạibiểuQuốchộiđánhgiácaoviệcđiềuhànhtàichílịch ngoại hạng anh mu chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả

ĐBQH Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) đánh giá cao việc Chính phủ, Thủ tướng đã sử dụng linh hoạt, kịp thời, có hiệu quả các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, lao động - việc làm, an sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.

Theo ĐB Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh), năm 2019 là năm thứ 3 chi ngân sách thường xuyên giảm và tỷ lệ giảm ngày càng mạnh hơn, thể hiện sự điều hành quyết liệt của Chính phủ trong việc tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi thường xuyên.

ĐB Phạm Đình Toản (Hưng Yên) cũng đánh giá cao điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính. ĐB dẫn chứng: theo báo cáo của Chính phủ, quy mô thu NSNN ngày càng mở rộng, năm 2019 tăng 1,81 lần so với 2014. Tính chung quy mô thu NSNN 5 năm, giai đoạn 2015 - 2019 gấp 1,82 lần giai đoạn 2010 - 2014. Tổng thu ngân sách bình quân đạt 24,9% GDP, vượt mục tiêu giai đoạn này 23,5%.

“Thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước bình quân tăng 8,3%/năm và các năm đều vượt dự toán đã góp phần tăng thêm nguồn lực tài chính. Cơ cấu thu ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu nội địa tăng từ 68% giai đoạn 2011 - 2015 lên 82% năm 2019, giảm tỷ trọng thu cân đối từ xuất khẩu dầu thô. Chi tiêu nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm hơn, nhiều năm thấp hơn dự toán, cơ cấu chi tích cực, giai đoạn 2016 - 2019 chi đầu tư phát triển chiếm khoảng 26,8% tổng chi ngân sách nhà nước; đến năm 2019 chi đầu tư đạt khoảng 29,2%” - ĐB Phạm Đình Toản nói.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, ĐB Phạm Đình Toản cũng cho rằng, kết quả thực hiện tiết kiệm cũng “hết sức tích cực”. Ông chia sẻ thêm: “Năm 2019, tiết kiệm vốn nhà nước tại doanh nghiệp đạt 61.482 tỷ đồng, bội chi ngân sách tốt hơn, giảm cả số tuyệt đối và tương đối. Năm 2018, bội chi là 2,8% GDP, năm 2019 là 3,4%. Cuối năm 2019, dư nợ công đạt 54,7% GDP, giảm khoảng 7% so với mức 61,3% GDP năm 2015. Quy mô thị trường vốn đã phát triển tích cực, góp phần huy động nguồn lực cho phát triển, giảm áp lực về vốn lên hệ thống ngân hàng”.

Minh bạch thông tin ngân sách qua Báo cáo tài chính nhà nước

ĐB Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hóa) quan tâm đến việc lập báo cáo tài chính nhà nước và việc quản lý tài sản công quốc gia.

“Lần đầu tiên ĐBQH biết đến Báo cáo tài chính nhà nước năm 2018. Đây là tài liệu rất quan trọng, để quản trị nhà nước hiệu quả, chúng ta cần biết Nhà nước có bao nhiêu tài sản, tài sản đó nằm ở đâu, do ai quản lý, nguồn gốc tài sản, nghĩa vụ và khả năng trả nợ của Nhà nước” - vị ĐBQH là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của QH nói.

Việc lập Báo cáo tài chính nhà nước cũng rất khó khăn vì đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện: từ nội dung, bảng biểu, yêu cầu và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương.

“Tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Tài chính trong thực hiện nhiệm vụ quan trọng, khó khăn này. Tuy nhiên, tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục xử lý một số vấn đề để nâng cao việc lập Báo cáo tài chính nhà nước và quản lý tài sản nhà nước tốt hơn trong những năm sau” - ĐB Nguyễn Hữu Quang nói.

Nhắc đến vấn đề này, ĐB Phạm Đình Toản cũng cho rằng, lần đầu tiên trong nỗ lực minh bạch thông tin, Chính phủ lập Báo cáo tài chính năm 2018 theo Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 đã đẩy mạnh hoàn thiện thể chế cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu ngân sách.

"Thu ngân sách giảm sâu thì không thể chi theo dự toán cũ"

Theo ĐB Hoàng Quang Hàm, thu ngân sách giảm mạnh trong khi phải tăng chi để chống dịch, khôi phục kinh tế nên cần sắp xếp lại chi và nới trần bội chi.

“Chính phủ đã có nhiều tờ trình về chính sách tài khóa, tôi thống nhất với các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách để đồng hành cùng Chính phủ khắc phục khó khăn” - ĐB Hoàng Quang Hàm nói.

Tuy nhiên hiện nay Chính phủ chưa trình phương án cụ thể để điều chỉnh các chỉ tiêu ngân sách làm căn cứ cho QH xem xét quyết định, nên cần đánh giá cụ thể, sớm trình QH điều chỉnh dự toán thu, chi, bội chi ngân sách.

“Thu giảm sâu không thể chi theo dự toán cũ, khi chưa trình được QH điều chỉnh dự toán, Chính phủ cần thường xuyên đánh giá tình hình để điều hành phù hợp, không thể chi như cũ khi thu đang bị ảnh hưởng lớn như hiện nay, cần cập nhật kịp thời nguồn thu, khả năng vay để sắp xếp lại các nhiệm vụ chi ưu tiên cho các nhiệm vụ cấp thiết. Đặc biệt các địa phương mức bội chi thấp, thu giảm nếu chậm trễ sắp xếp lại chi thì hệ quả sẽ rất lớn” - ĐB Hoàng Quang Hàm cho hay.

Để đạt mục tiêu trong giai đoạn mới trong khi vẫn còn nhiều khó khăn, bên cạnh việc đồng tình với các giải pháp của Chính phủ, ĐB Phạm Đình Toản đề nghị, trong điều kiện nguồn thu ngân sách sẽ bị giảm trong năm nay cần làm tốt công tác dự báo, tiếp tục đánh giá, giám sát, thanh tra kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn thu NSNN, chống thất thu.

“Cần cụ thể hóa chủ trương giảm thu phải giảm chi tương ứng cùng các chỉ tiêu tiết kiệm cụ thể và được kiểm soát tại Kho bạc Nhà nước, đặt mục tiêu tiết kiệm thêm tối thiểu 10% chi thường xuyên. Có giải pháp đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công. Cần tháo gỡ vướng mắc gắn với trách nhiệm người đứng đầu và điều chuyển vốn kịp thời giữa các bộ, ngành, địa phương và các dự án” - ĐB Phạm Đình Toản nói.

ĐB cũng đề nghị, cần giảm chi từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kế hoạch tự chủ của các đơn vị sự nghiệp và chuyển đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần; nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa, tối thiểu phải đạt dự toán thu ngân sách trung ương từ cổ phần hóa trong năm nay.

ĐB Nguyễn Thị Xuân phát biểu đã chia sẻ và nhất trí với đề xuất của Chính phủ về tạm dừng tăng lương cơ bản đối với khối cán bộ, công chức, tuy nhiên ĐB cho rằng đây chỉ nên là giải pháp tình thế, không phải là giải pháp căn cơ.

“Vì rằng, về tâm lý, đa số người hưởng lương từ ngân sách không hào hứng và chưa thật sự yên tâm về việc này. Trong khi lạm phát tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng làm giảm sức mua của người dân, việc giữ nguyên lương thực chất đã làm giảm giá trị của đồng lương. Giải pháp căn cơ trong tình hình hiện nay phải thực sự tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, đầu tư công phải có trọng điểm, hiệu quả và đặc biệt, phải chống thất thu, chống thất thoát NSNN” - ĐB Nguyễn Thị Xuân nói.

Có một số ĐBQH cũng cho rằng, cần tiếp tục giảm chi thường xuyên, tiết kiệm chi hội họp, đi công tác nước ngoài. Trong khi nguồn thu năm 2020 dự báo giảm thì nguồn thu năm 2021 cũng khó dự đoán. ĐBQH cũng đồng tình với đề nghị của Chính phủ xem xét, cân nhắc việc kéo dài thời kỳ ổn định NSNN giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021; trong năm 2021 ban hành định mức phân bổ dự toán chi NSNN cho giai đoạn 2022 - 2025 cho phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn./.

Minh Anh

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh