您现在的位置是:La liga >>正文

【soi keo everton】Giữ nếp xưa để quê hương luôn gần

La liga68人已围观

简介Nhớ tết quêĐã 4 năm kể từ ngày xa quê h& ...

Nhớ tết quê

Đã 4 năm kể từ ngày xa quê hương Tiền Giang,ữnếpxưađểquecirchươngluocircngầsoi keo everton gia đình chị Châu Tuấn Mỹ, thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú vẫn chưa có dịp về quê đón tết cùng gia đình. Ngày cuối năm, nhìn những bông mai vàng khoe sắc thì nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị tết quê càng làm chị thêm chạnh lòng.

Nhìn cành mai nở trước sân nhà, chị Mỹ tâm sự: Những ngày cuối năm, tôi luôn nghĩ về cha mẹ. Xuân này đã là năm thứ tư tôi không thể đón tết cùng ba mẹ. Buồn lắm, nhưng con còn nhỏ, kinh tế không dư dả nên chuyện về quê đón tết đành phải gác lại.

Chuẩn bị các món ăn truyền thống ngày tết cũng là cách để những người xa quê giúp con cháu hiểu và lưu giữ giá trị ngày tết của quê hương - Ảnh: Như Nam

Bồi hồi khi nhớ lại những kỷ niệm đón tết ngày thơ bé, anh Lê Xuân Phác ở xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập (quê tỉnh Ninh Bình) bộc bạch: “Càng gần đến ngày tết, tôi càng nhớ da diết khoảng thời gian sum vầy bên gia đình trong 3 ngày xuân. Khi ấy, trước tết cả gia đình thường quây quần bên chiếc chiếu nhỏ trong sân nhà… Đến bây giờ, tết ở quê vẫn lưu giữ những nét truyền thống như thế nên tôi luôn muốn trở về đón tết cùng gia đình”.

Giữ nếp quê hương

Vị tết quê nhà luôn đọng lại trong trí nhớ của mỗi người xa quê bằng những mùi hương thân thuộc, những món ăn không thể nào quên. Từ Quảng Nam vào Bình Phước lập nghiệp đã hơn 30 năm, ông Lê Ngọc Trí, phường An Lộc, thị xã Bình Long vẫn luôn cố gắng giữ phong tục tết của người dân xứ Quảng. Ông Trí vui vẻ cho biết: Ở Quảng Nam quê tôi, trưởi là món ăn đặc biệt hấp dẫn, không thể thiếu trong những ngày xuân. Vì thế, tết năm nào nhà tôi cũng làm vài ký trưởi để dành đãi khách. Mỗi khi có đồng hương đến chúc tết là tôi đem ra lai rai ôn lại chuyện năm cũ và cùng cảm nhận hương vị tết quê. Ngoài ra, món thịt heo bánh tráng, bánh nổ, bánh in cũng là những món ăn đặc trưng trong ngày tết của người Quảng Nam. Tết năm nay, gia đình không thể về quê đón tết nên sẽ cố gắng duy trì những phong tục tết để cảm thấy gần quê hơn.

Cũng là người dân xa xứ, chị Lê Thị Thu Hồng ở phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long luôn cố gắng cùng gia đình lưu giữ truyền thống đón tết của quê hương Đà Nẵng. “Chồng cùng quê Đà Nẵng nên mỗi năm tết đến, rất nhiều phong tục quê nhà được chúng tôi giữ gìn. Năm nào, bên nhà chồng tôi cũng gói bánh tét - món ăn đặc trưng của người Đà Nẵng, để cúng tổ tiên và ăn trong ngày tết. Vào 30 tết, con cháu sẽ quây quần bên nhà ông bà để ăn cơm cuối năm cùng nhau. Mì Quảng, bánh tét, bánh tổ không bao giờ thiếu trong những bữa ăn này. Không khí tết của gia đình lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc” - chị Hồng chia sẻ.

Giữ gìn giá trị tết Việt

Lưu giữ giá trị ngày tết đến thế hệ con cháu là điều mà ông Lê Thanh Tùng, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập luôn hướng đến. “Tuy hai bên nội - ngoại có phong tục đón tết Bắc - Nam khác nhau nhưng để giữ gìn giá trị tết cổ truyền Việt, năm nào cũng vậy, chúng tôi chọn một ngày để cùng gói bánh chưng, bánh tét. Trẻ con rất thích hoạt động này và luôn háo hức để được tham gia. Nhờ vậy, các thành viên cảm nhận rõ niềm vui và không khí ngày tết cổ truyền, giúp mối liên hệ và tình cảm giữa các thế hệ trong gia đình gắn bó hơn” - ông Tùng cho hay.

Không chỉ trong phạm vi gia đình, việc giữ gìn giá trị tết Việt còn được những người con xa quê thực hiện bằng các cách riêng. Với cô Lê Thị Lý (quê tỉnh Thanh Hóa), Phó Hiệu trưởng điều hành Trường THCS Tân Đồng, TP. Đồng Xoài, để giữ gìn giá trị tết Việt ngoài hoạt động gói bánh chưng tại gia đình, cô cùng đồng nghiệp còn tổ chức các chương trình trải nghiệm ngày tết cho học sinh trong trường. Thông qua các hoạt động như gói bánh chưng, bánh tét, trò chơi dân gian, học sinh có thêm những giây phút vui tết ý nghĩa. 

“Ngày nay, nhiều gia đình không mặn mà với tết nên các phong tục ngày tết cũng mai một dần. Một bộ phận trẻ em không có nhiều cơ hội trải nghiệm các phong tục đẹp trong dịp tết cổ truyền. Đây là điều thiệt thòi với các em. Vì thế, tôi mong muốn đem đến cho học sinh những kỷ niệm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em luôn yêu thương và trân trọng những giá trị truyền thống của tết Việt” - cô Lý tâm sự.

Giữ gìn phong tục ngày tết không chỉ là giữ hương vị tết quê mà còn là cách truyền lại và lưu giữ những phong tục đẹp của tết cổ truyền đến thế hệ mai sau. Bằng nhiều cách làm khác nhau, họ - những người xa quê, những người con đất Việt đã góp sức giữ gìn truyền thống, giá trị tết Việt Nam.

Tags:

相关文章