Quyết liệt,ăngmìnhđiềuhànhngânsáket qua cup duc linh hoạt trong điều hành, Bộ Tài chính vẫn kiên định mục tiêu vừa phấn đấu thực hiện cao nhất các nhiệm vụ tài chính - ngân sách đề ra; vừa triển khai nhiều giải pháp tài khóa hỗ trợ, thúc đẩy tăng trưởng.
Tìm cách tăng thu về ngân sách
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) 7 tháng năm 2020 mới đạt 51,6% dự toán, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, thu nội địa cũng giảm so với cùng kỳ, nhiều khoản thu quan trọng không đạt dự toán. Nếu tính cả số thuế và tiền thuê đất được gia hạn thời gian nộp theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ (47,6 nghìn tỷ đồng), thì thu NSNN 7 tháng cũng chỉ ước đạt 54,7% dự toán, con số này vẫn giảm 7,8% so với cùng kỳ. Mức sụt giảm thu diễn ra ở hầu hết các địa phương và tập trung ở các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ... Kinh tế suy giảm do đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến nguồn thu ngân sách cũng sụt giảm theo.
Nhớ lại thời điểm này năm ngoái, thu NSNN đạt hơn 63% dự toán, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu tăng có đóng góp từ tăng thu nội địa, trong tháng 7/2019, thu nội địa đã tăng khoảng 34,5 nghìn tỷ đồng so với tháng trước. Điểm lại các con số để thấy mức độ ảnh hưởng ghê gớm của dịch Covid-19 đối với công tác thu ngân sách.
Trong khi thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, Bộ Tài chính đã đề xuất một loạt các giải pháp tài khóa trong đó có giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí và lệ phí cho doanh nghiệp. Mặc dù đến thời điểm này, nhờ cơ cấu lại ngân sách, chúng ta đã có “của ăn của để”, nên có dư địa để triển khai các chính sách tài khóa, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; nhưng cùng lúc, trong điều hành, lãnh đạo ngành Tài chính đã truyền đi thông điệp toàn ngành phải phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu đề ra. Trong đó, quan trọng nhất là mục tiêu thu NSNN.
Đối với nhiệm vụ thu NSNN, Bộ Tài chính xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết và thực hiện ưu đãi thuế, phí, lệ phí, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó quay trở lại đóng góp cho NSNN. Nhưng cùng với đó, để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách đề ra, Bộ Tài chính thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thu NSNN, tăng cường chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế. Các cơ quan thu của ngành Tài chính cũng sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế. Công tác thanh, kiểm tra trong thời điểm này cũng hết sức cần thiết, tránh việc lợi dụng chính sách để trục lợi từ NSNN. Tất nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp phải chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, công tác thanh kiểm tra cũng phải hết sức đặc thù. Các cơ quan thu của ngành Tài chính không tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chỉ tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.
“Không tránh khỏi hó khăn và áp lực”
Hàng loạt các chính sách miễn, giảm được triển khai, cả trong trước mắt cũng như lâu dài với tổng các gói hỗ trợ lên đến khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Trong khi thu khó, ngân sách lại phải chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng như giảm thu do thực hiện các chính sách nêu trên, có nhiều ý kiến bày tỏ chia sẻ với ngành Tài chính. Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Bộ Tài chính là cân đối thu - chi ngân sách quốc gia, đảm bảo nguồn lực cho các nhu cầu chi tiêu công. Nhưng mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa vẫn là củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh chi ngân sách phải tăng cho các hoạt động phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn xã hội, thì “những khó khăn và áp lực là không tránh khỏi”. Tuy nhiên, mục tiêu cần thiết trước mắt hỗ trợ người dân, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
Theo ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính), trong điều hành, Bộ Tài chính đã tham mưu với Chính phủ, Quốc hội quyết định thực hiện cắt giảm một số khoản chi thường xuyên chưa thật cần thiết trong năm 2020. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp ngân sách và cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Đồng thời cơ quan tài chính các cấp chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách xác định số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm. Trên cơ sở đó tổng hợp, báo cáo UBND cùng cấp để trình thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định và báo cáo HĐND tại kỳ họp cuối năm. Bên cạnh đó, Kho bạc Nhà nước thực hiện giữ lại tại ngân sách các cấp đối với số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm thêm. Đây được cho là các giải pháp căn cơ, để triệt để tiết kiệm chi.
Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, tình hình NSNN năm 2020 phải dùng một từ mô tả rõ nhất là “căng thẳng”. Ông cho rằng, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính đang phải căng mình điều hành NSNN trong bối cảnh hiện nay. Theo TS. Vũ Đình Ánh, cùng với việc phải lường trước các trường hợp tác động trực tiếp ảnh hưởng đến cân đối NSNN 2020, Bộ Tài chính cần chủ động các phương án giúp cho ngân sách có thể đồng thời thực hiện cả 3 nhiệm vụ thu – chi – hỗ trợ mà vẫn đảm bảo sự ổn định, bền vững, điều hành phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh.
Theo ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính), trong điều hành, Bộ Tài chính đã tham mưu với Chính phủ, Quốc hội quyết định thực hiện cắt giảm một số khoản chi thường xuyên chưa thật cần thiết trong năm 2020. Bộ Tài chính cũng đã có văn bản gửi các địa phương đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp ngân sách và cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. |
Minh Anh