游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:54:29
Khoa học cơ bản vẫn có thể đăng ký sáng chế
Trước hết,ễnVănTuấnquotKhoahọccơbảncóthểđăngkýsángchếdu doan bong da mexico xin bàn về vấn đề bằng sáng chế và thể loại nghiên cứu. Bài báo trích dẫn ý kiến của GS Trần Văn Nhung rằng chỉ có những ngành kĩ thuật mới đăng kí bằng sáng chế, còn khoa học cơ bản thì không cần đăng kí bằng sáng chế. Tôi e rằng ý kiến này có thể phản ảnh đúng thực tế ở Việt Nam, chứ không đúng thực tế trong nghiên cứu khoa học. Trước đây, tôi đã nói và xin nhắc lại rằng trong thực tế, thành tựu của nghiên cứu khoa học cơ bản cũng có thể đăng kí bằng sáng chế.
Có thể xem qua cơ sở dữ liệu của USPTO để biết người ta đăng kí bằng sáng chế về lĩnh vực gì. Chẳng hạn như một phương pháp phân tích gene, phương pháp làm tăng mật độ xương, phương pháp điều trị loãng xương, tìm ra cách nhận dạng một protein rõ ràng hơn, một phương trình để tiên lượng bệnh ung thư, một mô hình kết hợp các yếu tố gene và lâm sàng để tìm những bệnh nhân lí tưởng cho điều trị... tất cả đều có thể đăng kí bằng sáng chế.
Không thể đăng kí phương trình toán học như là một bằng sáng chế, nhưng nếu thông số của phương trình đó có ứng dụng vào thực tế hay ứng dụng trong các ngành khoa học khác thì vẫn có thể đăng kí bằng sáng chế. Ngay tại Viện nghiên cứu Garvan của tôi (một viện nghiên cứu cơ bản và lâm sàng) mỗi năm người ta đăng kí khoảng chục bằng sáng chế. Phần lớn những bằng sáng chế là liên quan đến phương pháp.
Hàn Quốc và Úc
Bài báo trích dẫn ý kiến của GS Tụy cho rằng “số lượng bằng sáng chế phản ảnh số lượng, chứ chưa phải chất lượng sáng tạo KHCN. Ví dụ, Hàn Quốc có số dân ít hơn các nước Đức, Anh, Úc nhưng số bằng sáng chế năm 2011 vượt trội nhiều lần, không có nghĩa công nghệ Hàn Quốc đã vượt các nước đó...
Dân số Hàn Quốc hiện nay là 50 triệu, còn Úc chỉ có khoảng 23 triệu dân. Dĩ nhiên, không thể dựa vào những con số đó để nói công nghệ của Hàn Quốc vượt qua Úc, nhưng cũng không thể nói Úc hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, những thành tựu thực tế cộng với những con số đó nghiêng về nhận xét công nghệ của Hàn Quốc hơn hẳn Úc.
Dĩ nhiên, con số bằng sáng chế hay con số bài báo khoa học chỉ phản ảnh số lượng! Tôi thấy ý kiến này rất thú vị, vì lần đầu tiên tôi nghe đến khái niệm “chất lượng sáng tạo”. Tôi chưa biết đó là gì, nhưng tìm trong chuyên ngành scientometrics thì không thấy ai đề cập đến; chỉ thấy người ta đề cập đến số hiệu quả kinh tế của bằng sáng chế. Một bằng sáng chế mà mỗi năm đem về cho quốc gia vài triệu USD chắc chắn là một phát kiến có hiệu quả hơn bằng sáng chế mà chẳng ai mua và chẳng đem lại lợi ích gì cho quốc gia.
Số lượng ấn phẩm khoa học của Hàn Quốc và Úc trên các tập san ISI trong thời gian 2009 đến 2012. Nguồn: Web of Knowledge (21/3/2013) |
Không có lí do gì và không có chứng cứ gì để nói rằng công nghệ của Hàn Quốc không vượt trội hơn Úc. Cũng xin nói lại cho rõ: không có một chứng cứ nào để nói rằng chất lượng sáng tạo của Hàn Quốc kém hơn Úc. Đừng thấy Úc có thu nhập cao và đời sống tốt mà nghĩ rằng Úc hơn các nước khác về khoa học và công nghệ. Tôi đã ở đất nước Úc hơn 30 năm, và là một chứng nhân cho sự suy thoái khoa học và công nghệ của nước này.
Ba mươi năm trước, Úc còn có kĩ nghệ lắp ráp hàng điện tử (như tivi), nhưng đến năm 1990 thì các kĩ nghệ này không còn nữa, có lẽ không cạnh tranh nổi với các nước Á châu đang lên. Trong cùng thời gian, Hàn Quốc nổi lên như là một cường quốc về công nghệ và khoa học. Đến nay, làm sao Úc có thể so sánh với Hàn Quốc về công nghệ điện tử? Úc có chế tạo được điện thoại di động như Hàn Quốc? Úc có sản xuất được các tivi, máy chụp hình, máy tính... như Hàn Quốc? Làm sao Úc có thể so sánh nổi với Hàn Quốc về công nghệ sinh học? Những khám phá của Úc liên quan đến thuốc phải nhờ đến các công ty dược nước ngoài để sản xuất, vì Úc không có một công nghệ dược phẩm qui mô như Hàn Quốc, và Úc chưa thể nào so sánh với Nhật hay Thụy Điển. Ngay cả lĩnh vực mạnh của Úc là nghiên cứu y học mà còn đang bị các nước mới nổi như Trung Quốc và Hàn Quốc đe doạ.
Số lượng bài báo khoa học của Đại học Quốc gia Seoul, Đại học New South Wales, Đại học Melbourne từ 2009 đến 2011 |
Chúng ta phải nhìn vào những con số khách quan, những con số mà các tổ chức đánh giá khoa học quốc tế (như UNESCO) sử dụng để so sánh. Ý kiến cá nhân cũng thú vị, nhưng chỉ dừng ở đó: thú vị. Ý kiến cá nhân không làm sáng tỏ vấn đề. Số liệu cụ thể và có nguồn gốc đáng tin cậy mới cho chúng ta một “bức tranh” tốt hơn.
Số liệu của USPTO cho thấy trong thời gian 2007-2011, Úc đăng kí được khoảng 9.000 bằng sáng chế, trong khi đó Hàn Quốc đăng kí 5.307 bằng sáng chế. Còn Việt Nam thì đăng kí được 5 bằng sáng chế. Ngay cả những người quản lí khoa học cấp cao nhất của Úc cũng không dám nói rằng Úc hơn Hàn Quốc về công nghệ!
Đó là số lượng, còn chất lượng thì sao? Nhìn chung, chất lượng nghiên cứu khoa học (tôi không nói đến công nghệ) của Hàn Quốc vẫn còn thấp hơn Úc một chút. Nhưng chất lượng và tầm ảnh hưởng nghiên cứu khoa học của đại học hàng đầu của Hàn Quốc (SNU) đã gần bằng với các đại học hàng đầu của Úc. Bảng dưới đây cho thấy, chỉ số trích dẫn của SNU là 8.82, gần bằng với UNSW của Úc. Tuy nhiên, về tầm ảnh hưởng (qua chỉ số H) thì nghiên cứu của SNU đã cao hơn UNSW.
Nói tóm lại, nghiên cứu cơ bản, chứ không phải chỉ riêng ngành kĩ thuật, đều có thể đăng kí bằng sáng chế nếu có ứng dụng và triển vọng thương mại hóa. Theo tôi nghĩ, Hàn Quốc hơn hẳn Úc về mặt công nghệ sinh học và công nghệ điện tử. Về số lượng ấn phẩm khoa học, Hàn Quốc đã vượt qua Úc, và về chất lượng Hàn Quốc cũng bắt đầu bắt kịp Úc và tôi nghĩ sẽ qua mặt Úc một ngày không xa.
GS Nguyễn Văn Tuấn
(Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接