Gần 11.000 máy nhập khẩu về TP.HCM
TheáyđàoBitcoinvẫnồạtnhậpkhẩuvềkèo nhà cái đưa ra tối nayo Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh - Cục Hải quan TP.HCM, tính từ đầu năm 2018 đến ngày 10/6/2018, đơn vị này đã làm thủ tục cho 3.664 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo trên mạng nhập khẩu về TP.HCM.
Các lô hàng trên do doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhập khẩu và làm thủ tục hải quan qua Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh- Cục Hải quan TP.HCM.
Trong đó, có 4 doanh nghiệp nhập khẩu hơn 3.000 máy, số còn lại do các cá nhân, tổ chức không có mã số thuế nhập khẩu.
Trong đó, có nhiều loại máy, nhưng chủ yếu là máy tính xử lý dữ liệu tự động Bitcoin; máy tính xử lý dữ liệu tự động Antminer. Ngoài ra, có một số máy thuộc dạng máy chủ server ảo,…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong số 4 doanh nghiệp nhập khẩu hơn 3.000 máy xử lý dự liệu, có một doanh nghiệp tại TP.HCM mặc dù mới thành lập và hoạt động được hơn 8 tháng, nhưng từ đầu năm 2018 đến nay, doanh nghiệp này đã làm thủ tục nhập khẩu gần 2.300 máy.
Theo quảng cáo của doanh nghiệp, khách hàng có thể mua nhiều loại máy đào khác nhau: Máy khai thác Bitcoin, ETH, Litecoin, Dash,… và được nhân viên hướng dẫn thật cụ thể về cách sử dụng máy cũng như lựa chọn loại coin đạt hiệu quả cao nhất.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, trong năm 2017 có trên 7.000 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo bitcoin, litecoin trên mạng được nhập khẩu về TP.HCM qua đường chuyển phát nhanh do 7 doanh nghiệp nhập khẩu và một số cá nhân, tổ chức không có mã số thuế thực hiện nhập khẩu.
Trong đó, cá nhân, tổ chức không có mã số thuế thực hiện nhập khẩu đến gần 3.000 bộ, số còn lại do các doanh nghiệp nhập khẩu. Như vậy, tính đến nay, chỉ tính riêng tại địa bàn TP.HCM đã có gần 11.000 máy “đào tiền” nhập khẩu qua đường chuyển phát nhanh.
Đề xuất cấm nhập khẩu
Hiện tại, theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin không thuộc Danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, để sử dụng được Bitcoin và các loại tiền ảo thì cần phải có phương tiện là máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo trên mạng. Trước thực trạng nhập khẩu ồ ạt máy móc trên, cuối năm 2017, Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo và đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị không cho nhập khẩu các loại máy móc thiết bị này. Tổng cục Hải quan đã có văn bản trao đổi với đơn vị có liên quan đối với việc nhập khẩu và quản lý các thiết bị nêu trên.
Trả lời chất vấn của đại biểu tại kỳ họp Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, khi có thông tin người dân mua máy đào Bitcoin và xuất hiện các vụ việc phức tạp, Thủ tướng đã yêu cầu đẩy mạnh công tác quản lý.
Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã ra văn bản không công nhận Bitcoin cũng như các đồng tiền ảo khác là đồng tiền sử dụng hợp pháp ở Việt Nam.
Tuy nhiên, tình trạng nhập máy đào Bitcoin vẫn khá sôi động. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, cả nước đã nhập khẩu 15.600 máy đào Bitcoin.
“Bộ Tài chính đang đề xuất cấm nhập khẩu, nhưng vấn đề này cần phải xem xét thêm về cơ sở pháp lý”- Phó Thủ tướng cho biết.
Nhằm tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo, UBND TP.HCM cũng vừa chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phối hợp quản lý và xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo trên địa bàn. Theo đó, các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản. Chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan đến việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo. |