您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kèo chấp 1.5/2】Đưa pháp luật vào cuộc sống 正文

【kèo chấp 1.5/2】Đưa pháp luật vào cuộc sống

时间:2025-01-12 13:38:32 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Trợ giúp pháp lý - điểm tựa cho người yếu thếNhiều năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh kèo chấp 1.5/2

Trợ giúp pháp lý - điểm tựa cho người yếu thế

Nhiều năm qua,Đưaphápluậtvàocuộcsốkèo chấp 1.5/2 Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Long An trở thành "điểm tựa" pháp lý của các đối tượng yếu thế trong xã hội, nhất là người nghèo, trẻ em. Các hoạt động trợ giúp pháp lý được Trung tâm thực hiện miễn phí, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đối tượng; đồng thời, giúp người dân nâng cao hiểu biết về pháp luật. Đây cũng là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả trong công tác tuyên truyền, PBGDPL.

Học sinh, đoàn viên huyện Cần Giuộc tham gia tìm hiểu pháp luật

Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, ông Nguyễn Văn Minh (TP.Tân An) phải nghỉ việc bán vé số thường ngày. Hoàn cảnh khó khăn, khi biết Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho người lao động, người bán vé số, ông "chạy chỗ nọ, hỏi chỗ kia" để tìm hiểu. Nhưng hầu như không ai nắm vững để có thể tư vấn cho ông. Nghe nhiều người giới thiệu, ông tìm đến Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh để được tư vấn.

Ông Minh cho biết: “Vợ chồng tôi tuổi đã cao, hoàn cảnh khó khăn. Thông qua Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, chúng tôi được tư vấn rõ ràng, nhờ đó biết được chính sách hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19. Đây thực sự là địa chỉ tư vấn pháp luật tin cậy của người nghèo”.

Cuối tháng 5/2022, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử đối với 6 bị cáo N.T.Đ., L.H.T.D., L.V.H., H.V.N., N.T.P. và H.C.L., cùng ngụ huyện Đức Hòa, về tội giết người. Cả 6 bị cáo còn đang tuổi vị thành niên. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc cũng chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, song các bị cáo tuổi trẻ bồng bột, không làm chủ được bản thân dẫn đến cái chết của bị hại.

Từ ngày gây ra vụ án, dù gia đình các bị cáo đều có hoàn cảnh khó khăn nhưng cố chạy vạy, vay mượn để có tiền khắc phục một phần hậu quả. Phạm tội ắt trả giá nhưng những bậc làm cha, mẹ của cả 6 bị cáo ai cũng mong con mình được nhẹ tội. Họ tìm đến những văn phòng luật sư, song mức phí phải trả khiến họ chùn bước.

Qua tư vấn từ địa phương, cả 6 gia đình tìm đến Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh như một hy vọng cho những đứa trẻ lầm đường, lạc lối. May mắn, cả 6 bị cáo đều nhận được sự trợ giúp từ Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh do đang ở độ tuổi vị thành niên. Ngày ra tòa, dưới sự trợ giúp của Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh - Lê Trung Trực cùng sự ăn năn, hối cải và cả sự rộng lòng của phía gia đình bị hại, cả 6 bị cáo chỉ phải nhận mức án từ 3-6 năm về tội giết người, một mức án khá nhẹ cho tội danh này.

Bà T. - mẹ của một trong số các bị cáo, cho biết: “Nhờ có Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh giúp con, em chúng tôi được nhận mức án thấp nhất có thể để các cháu sớm trở về làm lại cuộc đời”.

Công an xã Thanh Phú, huyện Bến Lức tuyên truyền cho chủ nhà trọ các quy định về lưu trú

Theo thống kê của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh, 5 năm qua, Trung tâm tiếp nhận thông tin, thông báo, giới thiệu và yêu cầu của các cơ quan tố tụng 683 trường hợp, thụ lý phân công trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng Trung tâm tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho 547 người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, trong đó có 90% thuộc lĩnh vực hình sự. Đồng thời, Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật 125 vụ việc về tranh chấp đất đai, thừa kế và tài sản ly hôn.

Theo đánh giá của Sở Tư pháp, qua thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh góp phần giúp người yếu thế, nhất là những người nghèo, trẻ em, gia đình chính sách hiểu biết và tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý ngày càng nhiều hơn; có kiến thức ứng xử đúng pháp luật các quan hệ trong đời sống xã hội cũng như được trợ giúp pháp lý kịp thời trong các vụ việc, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng.

Nhân rộng các mô hình tuyên truyền pháp luật hiệu quả

Theo Trưởng phòng PBGDPL, Sở Tư pháp - Lê Thị Lo, năm 2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật PBGDPL và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 tạo khuôn khổ pháp lý và bước chuyển mới, căn bản trong các công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn tỉnh.

Sau 10 năm triển khai, thi hành Luật PBGDPL và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11), các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các địa phương tích cực hưởng ứng với nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo trong tuyên truyền, PBGDPL. Qua đó, góp phần khơi dậy ý thức trách nhiệm công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục lối sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật và nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật trong nhân dân.

Đặc biệt, các ngành, địa phương còn tập trung tuyên truyền, PBGDPL cho các đối tượng đặc thù. Điển hình như công an các đơn vị, địa phương xây dựng, thực hiện nhiều mô hình, câu lạc bộ tuyên truyền, PBGDPL hiệu quả như Tủ sách hướng thiện; Tổ tư vấn tâm lý, pháp lý quân nhân; Mỗi ngày một câu hỏi pháp luật; Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật; Phụ nữ với pháp luật; Tuyên truyền, PBGDPL trong cộng đồng người Việt gốc Hoa; Zalo tuyên truyền, PBGDPL và phòng, chống tội phạm;…

Lực lượng Công an huyện Cần Đước tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đường thủy cho chủ phương tiện

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của người dân đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh hiện có 188/188 xã, phường, thị trấn triển khai, thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình với 683 nhóm/4.494 thành viên, 714 câu lạc bộ Gia đình phát triển bền vững với 10.636 thành viên, 980 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng,... Hiện các mô hình tuyên truyền, PBGDPL tiếp tục được Sở Tư pháp hướng dẫn các đơn vị duy trì, nhân rộng trong toàn tỉnh.

Bà Lê Thị Lo khẳng định, qua 10 năm triển khai, thực hiện Luật PBGDPL và Ngày Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tác động mạnh mẽ đến ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, đưa pháp luật thực sự đi vào đời sống. Qua đó, góp phần phát huy dân chủ, củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, không để phát sinh điểm nóng, hạn chế vi phạm pháp luật cũng như củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH./.

Theo thống kê của Sở Tư pháp, toàn tỉnh hiện có 84 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 397 báo cáo viên pháp luật cấp huyện và 2.912 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, bảo đảm đúng tiêu chuẩn quy định, chuyển tải đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật đến cán bộ và nhân dân.

Ngoài ra, thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021, các huyện, thị xã Kiến Tường và TP.Tân An thành lập được 76 trung tâm pháp luật cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, huy động hơn 1.140 cộng tác viên tham gia vào trung tâm pháp luật cộng đồng. Giai đoạn 2017-2021, các trung tâm pháp luật cộng đồng thực hiện PBGDPL 1.955 cuộc với 44.879 người dự, tham gia tư vấn pháp luật miễn phí 657 vụ việc; hội viên Hội Luật gia tham gia hòa giải thành ở cơ sở 1.219 vụ việc.

Kiên Định