Vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thành ở xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân,ườimắcbệnhhiếmgặpđượcchitrảtỷđồlich truc tiep bd hom nay Hà Tĩnh) có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Không may, con trai đầu lòng của vợ chồng anh - cháu Nguyễn Gia Khánh (sinh năm 2017) mắc phải căn bệnh Rối loạn chuyển hóa tyrosine (loại bệnh hiếm gặp), kinh phí điều trị lên tới con số hàng tỷ đồng.
Hơn 5 năm qua, cháu Khánh liên tục phải điều trị tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương. Chi phí điều trị từ cuối năm 2017 đến nay ước tính vào khoảng 3,5 tỉ đồng.
Đây là một số tiền quá lớn với vợ chồng anh Thành. Song, do Khánh mới 6 tuổi, thuộc đối tượng được nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí nên mọi chi phí trong quá trình nằm viện điều trị đều được cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh thanh toán.
Anh Thành chia sẻ, bản thân anh làm nghề cơ khí với mức lương 5 triệu đồng mỗi tháng, do vậy nếu không có BHXH chi trả thì không biết gia đình anh phải bấu víu vào đâu. Nhất là khi vợ anh thường xuyên ốm đau, không có việc làm.
Hiện nay ngoài việc được BHXH chi trả khoảng 3,5 tỷ đồng thì mỗi tháng cháu khánh cũng nhận được hỗ trợ thêm một khoản phụ cấp 750 nghìn đồng từ cấp chính quyền. Khoản tiền này giúp vợ chồng anh Thành mỗi lần đi tàu xe đưa con ra Hà Nội chữa bệnh.
Ông Trịnh Công Tiến (68 tuổi) ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh bị tiểu đường biến chứng, suy thận mãn tính phải chạy thận nhân tạo 3 lần mỗi tuần.
Năm nay là năm thứ 12 ông Tiến liên tục điều trị chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh. Số tiền điều trị đến nay khoảng 1,5 tỷ đồng và đều được BHYT chi trả.
Bà Trần Thị Hoa, vợ ông Tiến nói: “Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, nếu không có thẻ BHYT ông nhà tôi chết rồi…”.
Với những người mắc bệnh hiểm nghèo như cháu Khánh, ông Tiến, BHYT đã trở thành “chiếc phao cứu sinh” giúp bệnh nhân duy trì sự sống.
Những hoàn cảnh cụ thể này cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân để tất cả mọi người đều được thụ hưởng những chính sách thiết thực của lưới an sinh xã hội.