【ket qua leeds】Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn hướng tới xuất khẩu
BP - Thực hiện Quyết định số 440/QĐ-BNN-TY ngày 3-2-2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án “Thí điểm xây dựng vùng,ựngmocirchigravenhchănnuocirciantoagravenhướngtớixuấtkhẩket qua leeds cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh”, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Bình Phước phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã triển khai dự án xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong nông hộ tại huyện Hớn Quản. Tổng đàn của các hộ tham gia dự án là 246.400 con/10 hộ; quy mô dự án hỗ trợ 18.000 con, xây dựng an toàn dịch bệnh với 2 bệnh cúm gia cầm và newcastle (dịch tả gà, bệnh gà rù).
Nhỏ mắt cho gà tại trại của gia đình ông Huỳnh Văn Phú ở xã Tân Hiệp
Ông Huỳnh Văn Phú, xã Tân Hiệp (Hớn Quản), một trong 10 hộ tham gia dự án cho biết, gia đình ông mở trại chăn nuôi gà từ năm 2009 với số lượng 9.000 con. Trước đây gia đình chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống nên không bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh. Từ khi tham gia dự án xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu, đến nay hộ ông đã xuất được 3 lứa gà. Theo ghi nhận ban đầu của gia đình, gà nuôi nhanh lớn hơn so với trước đây, tỷ lệ hao hụt thấp, trọng lượng gà đạt từ 2-2,5kg/con sau 35-40 ngày nuôi. Chất lượng gà được đảm bảo, thị trường tiêu thụ tốt hơn nhờ áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh.
Sở dĩ chọn Hớn Quản là địa điểm triển khai dự án vì đây là huyện thuộc phạm vi triển khai Đề án “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu”. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của Hớn Quản có bước phát triển nhanh, đặc biệt là chăn nuôi gà. Trên địa bàn huyện có 1.283 hộ chăn nuôi gà với tổng đàn 1.223.797 con/năm; cung cấp ra thị trường trong, ngoài tỉnh trên 2 triệu con gà thương phẩm. Trong số 1.283 hộ chăn nuôi gà, có 22 trang trại chăn nuôi tập trung, còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ. |
Để quy trình chăn nuôi, kiểm soát an toàn dịch bệnh tiến tới xuất khẩu, trại chăn nuôi gà của ông Phú tuyệt đối tuân thủ các quy định của dự án, từ khâu chọn giống đến tiêm vắc-xin cúm gia cầm và newcastle. Theo đó, gà con sau khi nhập về 5 ngày là phải nhỏ mắt, 7 ngày chích ngừa H5N1; tiếp đó định kỳ 12 ngày, 16 ngày, 21 ngày, 30 ngày chích ngừa vắc-xin dịch tả. Riêng trại gà trước và sau khi xuất chuồng phải được tiêu độc, khử trùng đầy đủ, đúng quy trình của dự án.
Tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh hướng tới xuất khẩu, các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ một phần vắc-xin, thuốc sát trùng, thuốc tẩy ký sinh trùng, tập huấn 2 lượt. Trong đó, lớp 1 về quy trình chăn nuôi gà an toàn sinh học; quy trình phòng bệnh và vệ sinh thú y trong chăn nuôi gia cầm; hướng dẫn thành lập nhóm liên kết trong chăn nuôi gia cầm, liên kết trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra; lớp 2, trình tự đăng ký và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và newcastle; đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, các văn bản liên quan đến xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi - Thú y đã lựa chọn và giao nhiệm vụ thực hiện chỉ đạo kỹ thuật cho 1 cán bộ kỹ thuật để trực tiếp chỉ đạo mô hình tại cơ sở.
Mô hình giúp người chăn nuôi xã Tân Hiệp (Hớn Quản) nâng cao giá trị sản phẩm và kiểm soát được bệnh trên gà - Ảnh: T.L
Ông Nguyễn Thanh Sang, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Hớn Quản cho biết, mặc dù dự án mới được triển khai từ đầu năm nay nhưng đã làm thay đổi hẳn tập quán chăn nuôi truyền thống của nông dân. Trước đây, việc phòng ngừa dịch bệnh chủ yếu dựa vào hướng dẫn của ngành thú y địa phương hoặc gia đình tự làm. Sau khi tham gia dự án, việc kiểm soát dịch bệnh được thực hiện đầy đủ, khoa học hơn, từ đó an toàn dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn. Dự án là cơ sở để các hộ chăn nuôi bán theo chuỗi giúp nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Từ chăn nuôi theo chuỗi, tiến tới nâng cấp lên chuỗi cao hơn như: VietGAP, GlobalGAP đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Minh Hải, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh cho biết: Dự án đang triển khai đúng tiến độ, ước thực hiện đạt 90% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2017, trong 10 hộ tham gia dự án, tỷ lệ vật nuôi được tiêm phòng 100%, đảm bảo tỷ lệ bảo hộ trên 70%, tối thiểu có 7 hộ được công nhận an toàn dịch bệnh. Để xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại huyện Hớn Quản thành công thì vai trò, trách nhiệm của hộ chăn nuôi hết sức quan trọng. Đây chính là chủ thể trực tiếp tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hộ chăn nuôi phải tuân thủ thực hiện hướng dẫn của cơ quan chuyên môn thú y trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; từng bước chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi của địa phương.
Đức Hiến
相关推荐
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- Tân Miss Earth 'nuốt mic' trả lời phỏng vấn
- 4 lý do khiến Thạch Thu Thảo rớt Top 12 Miss Earth
- Nam Em tiết lộ chuyện éo le sau khi thi Miss World Vietnam
- Cục Thuế Cao Bằng thu hồi được hơn 600 tỷ đồng tiền nợ thuế trong năm 2024
- Tân Hoa hậu Việt Nam có 'gánh' được chiếc vương miện mới?
- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được điều động làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
- Miss Universe 'thả thính' sân khấu siêu đẳng cấp