【kqua c1】Bầu cử tổng thống sẽ quyết định tương lai kinh tế của Argentina
Các chiến dịch tranh cử đang tăng tốc khi vòng bỏ phiếu đầu tiên đang đến gần,ầucửtổngthốngsẽquyếtđịnhtươnglaikinhtếcủkqua c1 sẽ diễn ra vào ngày 25/10 tới. Tuy nhiên, cho dù ai thắng cử, nền kinh tế lớn thứ 2 ở khu vực Nam Mỹ này được dự báo sẽ phải đối mặt nguy cơ chao đảo tài chính.
Hai ứng cử viên dẫn đầu cho chức tổng thống hiện có những chiến dịch đi theo những hướng tiếp cận khác nhau. Mauricio Macri hứa hẹn khả năng những cải cách to lớn còn Daniel Scioli muốn tiếp tục các chinh sách của Tổng thống sắp hết nhiệm kỳ Cristina Fernandez de Kirchner. Scioli ra tranh cử vì theo quy định, Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner không thể lãnh đạo 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đánh dấu sự chấm dứt một kỷ nguyên chính trị tại Argentina. Trong suốt hơn 12 năm, chủ nghĩa Kirchner đã chiếm lĩnh chính trường Argentina sau khi Tổng thống Fernandez kế nhiệm người chồng quá cố của mình Nestor Kirchner. Scioli hiện đang chiếm ưu thế hơn trong chiến dịch tranh cử.
Trong một bài phát biểu gần đây, ông Scioli đã đưa ra các chính sách kinh tế dường như khá tương đồng với các chính sách hiện tại, đặt kỳ vọng vào việc thu hút đầu tư bên ngoài vào Argentina. Scioli cho biết ông kỳ vọng sẽ thu hút được 30 tỷ USD vốn nước ngoài mỗi năm.
Tuy nhiên, Scioli dường như không có kế hoạch đưa ra những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tiềm năng với lý do rằng Argentina không muốn là một “thiên đường tài chính” mà thay vào đó là một “thiên đường năng suất”.
Trên thực tế, nhiều công ty nước ngoài từ Calvin Klein đến British Gas, đã rất lo ngại với các biện pháp kiểm soát vốn và tiền tệ, cùng với các biện pháp khác, vì đã gây khó khăn trong việc chuyển lợi nhuận của họ ra khỏi quốc gia này, và thậm chí là kiếm lời cũng không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện tại.
Scioli không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào cho thấy ông sẽ tiến hành cải cách hệ thống nếu trúng cử, có thể vì Argentina vẫn đang loay hoay với việc thiếu tiền và đang cố gắng ngăn chặn ngoại tệ chảy ra ngoài.
Điều mà Scioli hứa là sẽ dần dần đưa lạm phát về mức 1 con số, lảng tránh tranh cãi đã kéo dài về mức độ lạm phát thật tại Argentina. Cơ quan thống kê Argentina năm ngoái đã thay đổi phương thức tính toán giá cả với lý do rằng các con số đưa ra không còn độ tin cậy.
Số liệu chính thức cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Argentina ở dưới mức 14,7% trong khi một nhóm các chuyên gia khảo sát bởi Consensus Economics cho rằng, tỷ lệ lạm phát thật cao gần gấp 2 lần, khoảng 26,5%.
Dưới thời của chủ nghĩa Kirchner, chính phủ đã gia tăng kiểm soát nền kinh tế, bao gồm việc áp mức thuế nặng nề lên xuất khẩu hàng hóa nông sản, để đảm bảo thu ngân sách và chi trả cho các chương trình xã hội trong thời kỳ bùng nổ hàng hóa. Argentina là quốc gia xuất khẩu ngô lớn thứ 2, xuất khẩu đậu nành lớn thứ 3 trên thế giới.
Với mô hình kinh tế dường như không còn hiệu quả và dự trữ ngoại tệ ở mức thấp, có thể đã đến lúc để Argentina thay đổi. Và chiến dịch tranh cử của ông Macri đang hướng tới điều này.
Macri không chỉ muốn giảm bớt vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, mà còn muốn bỏ kiểm soát tiền tệ và làm cho việc đổi tiền peso sang đô la dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các chính sách đó có thể sẽ đặt ra yêu cầu phải phá giá đồng peso và đòi hỏi gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.
Cách nhanh chóng nhất để thực hiện là phát hành trái phiếu trên thị trường tiền tệ quốc tế, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại Argentina không thể tiến hành sau những vụ vỡ nợ gần đây. Điều này có nghĩa là Argentina sẽ phải đạt được thỏa thuận với các quỹ đầu cơ của Mỹ mà Tổng thống Kirchner gọi là “các quỹ kền kền”.
Trong khi cuộc chạy đua Tổng thống diễn ra ác liệt, nền kinh tế Argentina đã có một sự phục hồi nhẹ. Con số tăng trưởng GDP chính thức của Argentina cũng không đáng tin cậy như số liệu lạm phát. Tuy nhiên, Capital Econoics cho rằng nền kinh tế Argentina đã phục hồi trong quý 2 năm nay, lần đầu tiên kể từ 2013.
Tuy nhiên, dường như tăng trưởng có được phần lớn nhờ vào chính sách tài khóa nới lỏng, theo Edward Glossop, một chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi. Edward cho rằng các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ được thắt chặt lại sau cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 10 và điều này sẽ kéo nền kinh tế quay trở lại suy thoái trong năm tới, với mức sụt giảm khoảng 1%./.
Mai Linh (Theo BBC)