当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kêt quả anh】Xử lý nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản 正文

【kêt quả anh】Xử lý nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2025-01-10 01:26:21 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:981次

Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21 của Thủ tướng Chính phủ,ửlnhiềuvụlừađảochiếmđoạttisảkêt quả anh Hậu Giang xử lý trên 30 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ rất nghiêm trọng được ngăn chặn kịp thời.

Đối tượng Đặng Văn Dư tham gia trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị cơ quan công an bắt giữ.

Theo thống kê của cơ quan chức năng tỉnh, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 21 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, toàn tỉnh ghi nhận 31 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tăng 13 vụ so thời gian liền kề trước đó). Nhìn chung, các phương thức, thủ đoạn phổ biến vẫn là lợi dụng sự tin tưởng, nhẹ dạ của nạn nhân để mượn xe, tiền, vàng, chơi hụi; giả mạo cán bộ của cơ quan nhà nước đe dọa tống tiền, lừa đảo…

Song song đó, một số phương thức, thủ đoạn mới cũng xuất hiện như giả làm chủ nền đất tái định cư và mua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để bán cho các nạn nhân; đối tượng đưa thông tin cần bán vật nuôi, thú cưng, tuyển đại lý bán thẻ cào chiết khấu trên mạng xã hội để lừa nạn nhân chuyển tiền…

Trường hợp của Lê Hoàng Quí, trú tỉnh Sóc Trăng, đối tượng bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh bắt tạm giam vào cuối năm 2020 là một ví dụ. Tại cơ quan công an, đối tượng này khai nhận rằng y cũng không thể nhớ nổi đã lừa bao nhiêu nạn nhân, ít thì vài trăm ngàn đồng, nhiều thì lên đến vài chục triệu đồng. 

Thủ đoạn của Quí là lên mạng xã hội facebook tìm các hình ảnh chó, mèo, gà, hình giấy chuyển tiền, thể hiện rằng Quí đã nhiều lần bán hàng rồi đăng trên tài khoản facebook cá nhân và các trang rao vặt trực tuyến. Khi có người muốn mua, Quí sẽ liên lạc qua tin nhắn facebook và điện thoại di động. Sau khi thỏa thuận giá cả, Quí nại lý do ở xa đề nghị người mua chuyển khoản trước đủ tiền hoặc chuyển trước một phần thì gửi hàng, khi nhận tiền xong tên này liền chặn liên lạc.

Cùng với đó, một số vụ lừa đảo tinh vi, nhiều thủ đoạn gian dối với quy mô lớn, tính chất phức tạp cũng được các cơ quan chức năng phát hiện, triệt phá. Điển hình như vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty Cổ phần bất động sản Cao Thắng, có trụ sở kinh doanh tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành. Trong đó, đối tượng cầm đầu giữ vai trò giám đốc là Võ Thành Long đã cấu kết với nhân viên nhiều lần tổ chức các hội thảo đưa ra thông tin gian dối về Khu du lịch Phú Hữu, về hoạt động sửa chữa điện, điện lạnh để các nạn nhân tin tưởng, mua thẻ hội viên, góp vốn. Kết quả, cơ quan công an đã khởi tố 11 đối tượng, số nạn nhân bị lừa đảo lên đến 1.136 người cùng số tiền trên 180 tỉ đồng…

Hoặc trường hợp của đối tượng Đặng Văn Dư trộm lấy 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ ruột là bà L., ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, sau đó thuê người đến Văn phòng công chứng của ông Nguyễn Hoàng Tuấn làm hợp đồng tặng cho. Để thực hiện hành vi lừa đảo, Dư đã tự điểm chỉ vào vị trí tên của bà L. trên hợp đồng, tuy nhiên công chứng viên Nguyễn Hoàng Tuấn không chứng kiến sự việc mà vẫn công chứng. Sau đó, Dư đã đem chuyển nhượng cho hai người khác chiếm đoạt số tiền 700 triệu đồng. Đến ngày 25-5 vừa qua, Công an tỉnh cũng đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với công chứng viên Nguyễn Hoàng Tuấn về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng với sự tinh vi của tội phạm, việc đấu tranh, phòng ngừa cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

Theo trung tá Lê Quốc Hội, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh, hiện nay tội phạm lừa đảo đặc biệt là lừa đảo trên không gian mạng gặp nhiều khó khăn trong thu thập, đánh giá chứng cứ và xác định đối tượng phạm tội. Nguyên nhân là do chứng cứ các vụ việc này chủ yếu là chứng cứ điện tử, đối tượng dễ xóa dấu vết để che giấu hành vi phạm tội… Ngoài ra, một số vụ giữa nạn nhân và đối tượng chưa từng gặp mặt trực tiếp, đối tượng phạm tội ở các tỉnh, thành xa Hậu Giang, thậm chí ở nước ngoài nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác làm rõ, truy bắt đối tượng.          

Trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân, nhất là khi sử dụng mạng xã hội không nên vào những đường dẫn không tin tưởng, tin nhắn người lạ; không chuyển tiền cho các đối tượng giả danh liên lạc qua điện thoại. Khi mua hàng qua mạng thì chỉ trả tiền khi kiểm tra đúng, đủ hàng, không nên chuyển cọc trước; khi nhận các hộp thư điện tử thì không nên nhấp vào các đường link, các tệp đính kèm nếu không biết người gửi và đặc biệt khi gặp những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo thì cần nhanh chóng đến cơ quan công an trình báo để được hướng dẫn, ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo.

Theo các cơ quan tố tụng tỉnh, qua 1 năm thực hiện Chỉ thị số 21 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã tiếp nhận 31 tố giác, tin báo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kết quả đến nay đã khởi tố 27 vụ, 40 bị can (4 vụ đang điều tra). Viện kiểm sát đã truy tố 16 vụ, 24 bị can và tòa án đã đưa ra xét xử 23 vụ, 31 bị can (một số vụ thời gian trước chuyển sang). Ngoài ra, Công an tỉnh cùng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phối hợp ngăn chặn 1 trường hợp lừa đảo, dự tính chuyển 640 triệu đồng cho đối tượng…

 

Bài, ảnh: Đ.BẢO

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜