Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp (bao gồm bảo hiểm cây trồng,Đềxuấtchínhsáchhỗtrợbảohiểmthúcđẩynôngnghiệppháttriểnhận định benfica bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm nuôi trồng thủy sản) và chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp nhằm góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm, phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Về chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, trong từng thời kỳ, tùy thuộc định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần phí bảo hiểm nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định cụ thể về đối tượng được hỗ trợ; đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ; rủi ro bảo hiểm được hỗ trợ; mức hỗ trợ phí bảo hiểm; thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp; địa bàn được hỗ trợ; mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác nếu có. Ngoài chính sách hỗ trợ theo Quyết định của Thủ tướng theo quy định trên, khuyến khích địa phương trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách địa phương xem xét, có chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp sẽ góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo |