【xem kết quả bóng đá tối nay】Lắng lòng "về hai miền di sản"
(CMO) Biết nhà hát Cao Văn Lầu tổ chức chương trình nghệ thuật: "Về hai miền di sản" vào tối 22/12, chỉ cần nghe tên chủ đề thôi đã thấy hấp dẫn.
Sẵn có máu mê văn nghệ cộng với trí tò mò muốn tìm hiểu, vậy là bon bon xe máy hơn 70 cây số đến quê hương Công tử Bạc Liêu để có thể tận mắt thưởng thức sự giao hoà đặc biệt này. Trước giờ biểu diễn, các hàng ghế trong khán phòng đều chật cứng. Không chỉ trong tỉnh mà chương trình còn thu hút rất nhiều khán giả từ các tỉnh, thành lân cận tìm về.
Hai miền di sản ở đây là Bạc Liêu và Bắc Ninh với những đặc trưng văn hoá vùng miền riêng hội ngộ nhau. Một bên là cái tình tự, nhặt khoan của ngũ cung với tranh, kìm, cò, sến... nơi vùng đất Nam Bộ; Một bên lại ngọt ngào, sâu lắng với những làn dân ca Quan họ, cách trình diễn khéo léo, ý nhị và nhã nhặn của những liền anh, liền chị vùng đất ngàn năm văn vật phương Bắc. Trên không gian sân khấu lần lượt dẫn dắt khán giả đến vùng đất ân tình phương Nam, trong quá trình khai khẩn vùng đất mới, đối mặt với nhiều khó khăn, thiên tai...
Ngoài những của cải được mang theo từ miền ngoài, làng xóm được mọc lên với 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer sống tương trợ lẫn nhau thì đời sống tinh thần với tiếng đờn, lời ca cũng từ đó được len lỏi, đặc biệt hơn hết là đờn ca tài tử. Như hạt mầm được bén rễ trên vùng đất tốt, loại hình nghệ thuật này phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc biệt, nơi đây còn khai sinh bài vọng cổ nhịp 2 "Dạ cổ Hoài lang" của Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu mà sau này lần lượt được phát triển thành nhịp 4, 8, 16, 32 và trở thành bài ca "vua" của cải lương.
Các liền anh, liền chị trong những làn Quan họ Bắc Ninh ngọt ngào, sâu lắng. |
Thanh âm nhặt khoan của vùng đất phương Nam được cất lên ru hồn khán giả. |
"Từ là từ phu tướng/ Bảo kiếm sắc phong lên đàng/ Vào ra luống trông tin chàng/ Năm canh mơ màng...". Đêm buông dần, tất cả ánh nhìn được tập trung về sân khấu nghe điệu Dạ cổ Hoài lang để cùng lắng lòng với nhạc sĩ họ Cao thuở nào. Tiếng đờn vừa dứt, một vùng trời Kinh Bắc lại mở ra, cái cổ kính của ngàn năm văn hiến được những liền anh trong tà áo dài khăn đóng, liền chị duyên dáng với áo mớ ba mớ bảy tay cầm chiếc nón quai thao, nụ cười tươi như lời chào ấm lòng đất bạn.
"Nguyệt rằng là tình rằng nguyệt các í ơ ơ ơ. Nay có mấy mái nay, ớ ớ mái đình là, chén í o son là son bên chưa cạn i, mà này cũng có a sao tình là, đã í ơ là đã say. Chị rằng hai ơi i, lần i khuất í là có bóng, là bóng mây ì là tang ố tang ơ tính tang ố là tình tang..." (Nguyệt gác mái đình) những tiết tấu mềm mại, uyển chuyển của dân ca Quan họ truyền thống như: "Nguyệt gác mái đình", "Đào nguyên", "Yêu quá Bắc Ninh" mang tình yêu con người, quê hương cứ thế mải miết cất lên với sự say mê. Hiếm khi dân ca quan họ Kinh Bắc có dịp được cất lên nơi miền đất cuối trời Nam, nhưng không vì thế mà nó trở nên xa lạ khó gần, ngược lại khúc tự tình "Người ở đừng về" lại chợt thân quen, gần gũi và nhận được nhiều tràng vỗ tay của khán giả. Cũng như đờn ca tài tử, hát Quan họ tuy là nghệ thuật dân gian, bình dân nhưng cũng mang đậm tính bác học, lắm công phu, đòi hỏi người thể hiện phải đạt trình độ cao về nghệ thuật, âm nhạc lẫn phong thái thể hiện.
Những tiết mục được sắp xếp đan xen nhau, hết tài tử rồi quan họ nối liền dòng cảm xúc. Đó không phải là chương trình nghệ thuật đơn thuần mà là buổi tao ngộ của hai người bạn đến từ hai vùng đất thuộc hai miền của đất Việt với ngữ điệu, giọng nói khác nhau đang trình diễn những tinh hoa, bản sắc văn hoá quê hương mình.
"Gửi về quan họ" một tiết mục tân cổ giao duyên được kết hợp đặc biệt bởi chàng kép cải lương Anh Chàng và liền chị Thanh Quý trở thành một điểm nhấn đẹp của chương trình. Ở đó hai miền thực sự được hoà quyện, chàng kép cải lương lại hát quan họ và liền chị lại tự tin khoe giọng "hò, xự xang xê cống". Khi liền chị Thanh Quý vô câu vọng cổ, tiếng vỗ tay rộn rã cất lên. Khán giả trầm trồ thán phục bởi từng cách phát âm, ngắt nhịp không khác chi một cô đào chuyên nghiệp của cải lương.
"...Mời nhau miếng trầu thay lời cảm tạ, nghe ai ca người ơi người ở đừng về
Đất vàng soi ánh trăng thanh
Xin người ăn miếng trầu xanh ấm nồng
Trầu xanh cau thắm vôi hồng
Đẹp duyên phải phận tơ hồng gửi trao".
Không kiềm được sự phấn khích sau khi câu vọng cổ dứt, tôi vội chạy vào hậu trường, tiến đến và bỏ ngỏ: "Điều gì làm nên một sự kết hợp tuyệt vời với giọng ca cổ hết sức đẹp của một liền chị như thế!?".
Nghệ sĩ Thanh Quý mỉm cười: "Thật ra mình rất yêu đờn ca tài tử, nhưng hoàn toàn không biết về niêm luật đâu. Thời gian tập chỉ vỏn vẹn 3 ngày nên chủ yếu là hát bằng tình cảm chân thành của người quan họ dành cho mảnh đất tài tử thôi!".
Chương trình kết thúc, tôi chần chừ nán lại sân khấu như muốn tìm chút dư âm. Trời dần về khuya, nhiều người vẫn tiếc ngẩn ngơ buổi hội ngộ đặc biệt khi biết bao giờ lại được nghe câu Quan họ cất lên giữa trời phương Nam./.
Hoàng Phúc
相关推荐
- Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- 4 thứ không đặt trong phòng khách dù thích đến mấy
- Dân kêu trời vì dãy nhà hàng 'mọc' trên đất quy hoạch biệt thự
- Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân được xuất cảnh trở lại
- Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- Sức hấp dẫn đặc biệt của dự án khu đô thị mới Đông Tăng Long
- Hai group dừng bán và dừng mua nhà tranh cãi nảy lửa về giá nhà đất Hà Nội
- Nhiều cách ‘lách’, Bộ Tài chính than khó xác minh giá trị thực chuyển nhượng BĐS