【trận real sociedad】Bất cập trong thực hiện các đề án ở vùng DTTS

时间:2025-01-25 18:53:14 来源:88Point

Nguyên nhân của tình trạng trên là do Trung ương bố trí vốn chưa đủ và chậm theo kế hoạch đã được phê duyệt. Theấtcậptrongthựchiệncaacutecđềaacutenởtrận real sociedado Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 4-4-2013 của Thủ tướng chính phủ về đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bán đặc biệt khó khăn, Trung ương đã bố trí vốn cho tỉnh trong năm 2014 và 2015 chưa đảm bảo đúng và đủ. Đồng thời, định mức hỗ trợ của một số chính sách cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển sản xuất.

Trong khi đó, nguồn vốn ngân sách của tỉnh lại đang khó khăn, nên chưa phân bổ kịp thời vốn đối ứng hỗ trợ cho các đề án theo nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành. Theo Nghị quyết số 13/2008/NQ-HĐND ngày 29-7-2008 về Đề án hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010, thì UBND tỉnh phân bổ vốn đối ứng là 38,202 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ cấp được 3,751 tỷ đồng, đạt 9,82%. Do đó, hiện nay đề án này mới chỉ thực hiện được 44,6% kế hoạch. Bên cạnh đó, đề án đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020, đến nay chưa được tỉnh phân bổ vốn đối ứng (đề án này thực hiện theo Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND ngày 13-12-2013).

Các đề án thực hiện hỗ trợ cho đồng bào DTTS đều liên quan đến đất sản xuất nhưng quỹ đất để bố trí cho các dự án rất ít, do đa số đã bị xâm canh, lấn chiếm và mặc dù nhiều huyện đã áp dụng một số phương án triển khai thu hồi đất nhưng hiệu quả không cao. Theo Đề án 755, số hộ thiếu và không có đất sản xuất trong toàn tỉnh là 5.761 hộ, trong đó 3.060 hộ không có đất sản xuất, nhưng đến nay mới chỉ bố trí được 93 hộ tại huyện Đồng Phú, còn 2.967 hộ chưa quy hoạch được quỹ đất để thực hiện. Bên canh đó, công tác phối hợp thực hiện chính sách dân tộc giữa Ban Dân tộc tỉnh với một số sở, ngành, UBND các huyện, thị xã có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chưa phát huy tính chủ động trong tham mưu tổ chức thực hiện nhiệm vụ phối hợp theo quy định.

Về công tác quy hoạch, đào tạo sử dụng cán bộ là người DTTS, hiện toàn tỉnh có 229 cán bộ, công chức người DTTS. Trong đó, cấp tỉnh có 35/1.054 người, chiếm tỷ lệ 3,33% trong tổng số cán bộ, công chức của tỉnh. Còn ở cấp huyện có 128/938 người, chiếm tỷ lệ 2,98%. Ở cấp xã có 166/2.511 người, chiếm tỷ lệ 6,61%. Điều đáng ghi nhận là đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng được trẻ hóa, số lượng, chất lượng, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn từng bước được nâng cao. Đồng thời, tỉnh ủy cũng đã có chủ trương, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành các chính sách thu hút, ưu tiên, tạo điều kiện tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ DTTS của 3 cấp. Bên cạnh đó, hằng năm Hội đồng cử tuyển của tỉnh đã xét cử tuyển, chất lượng treo quy định.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bố trí việc làm cho sinh viên cử tuyển hiện còn tồn tại nhiều bất cập. Thứ nhất là do các huyện, thị xã không quy hoạch các chức danh cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế của địa phương theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14-11-2006 của Chính Phủ. Thứ hai là sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, UBND tỉnh tổ chức tiếp nhận và phân công công tác về các huyện, thị xã nhưng địa phương gặp khó khăn, khó bố trí việc làm do không còn biên chế, nên việc đào tạo trở thành lãng phí...

Đối với công tác xóa đói giảm nghèo, hiện số hộ nghèo là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh còn tới 3.990 hộ, chiếm 47,03% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh và chiếm 9,65% so tổng hộ DTTS. Số hộ cận nghèo là người DTTS còn 2.693 hộ, chiếm 39,92% trong tổng số hộ cận nghèo của tỉnh và những hộ này đang rất cần sự hỗ trợ từ các chính sách, chương trình mục tiêu giảm nghèo của nhà nước. Và nếu không được hỗ trợ kịp thời, số hộ cận nghèo này có nguy cơ tái nghèo rất cao. Trong khi đó, qua một năm thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh về đề án đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS trong tỉnh giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020, toàn tỉnh mới chỉ giảm được 996 hộ DTTS nghèo, tương đương 2,52% trong tổng số hộ nghèo DTTS và đạt tiêu chí theo nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra.

Tuy nhiên, hiện ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thì đa số hộ nghèo nói chung và hộ DTTS nghèo nói riêng đều có nguyên nhân là do không có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo trong đồng bào DTTS hàng năm ở Bình Phước vẫn còn cao và số hộ tuy đã thoát nghèo nhưng không bền vững, thậm chí có nguy cơ tái nghèo. Và chừng nào những bất cập trên đây chưa sớm được khắc phục, thì công tác giảm nghèo ở Bình Phước sẽ còn công việc của nhiều năm tới.

PV

推荐内容