当前位置:首页 > World Cup

【pachuca nữ】Kiểm soát để chống hàng giả, hàng nhái

kiem soat de chong hang gia hang nhai

Thưa bà, khó khăn sau 5 năm triển khai cuộc vận động là gì?

Điều dễ nhận thấy nhất chính là việc còn nhiều DN chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội địa. Thực tế, dù thị trường trong nước có tiềm năng, có sự tăng trưởng tốt nhưng làm nội địa có đặc điểm là tỉ mỉ và “lắt nhắt” hơn XK rất nhiều. Ví dụ với một lô hàng XK, DN chỉ cần chuyển hàng đến cảng là thu được tiền nhưng với thị trường nội địa, DN phải xây dựng hệ thống phân phối, bán hàng rồi mới thu được tiền. Đây là một trong những rào cản khiến nhiều DN chưa thực sự “mặn mà” với thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng vẫn có tâm lý chuộng hàng ngoại thay vì sử dụng hàng nội. Ngoài ra, trong quá trình triển khai cuộc vận động, sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn đôi chỗ chưa đồng bộ, dẫn đến hiệu quả của cuộc vận động chưa hoàn toàn đạt được như ý muốn.

Vậy đâu là giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của cuộc vận động trong thời gian tới?

Hiện nay, Bộ Công Thương đã xây dựng chương trình hành động trong ngành Công Thương với nhiều nội dung thiết thực như: Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về cuộc vận động sao cho thuyết phục hơn, đa dạng và hiệu quả hơn; tăng cường rà soát các cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN và người dân; chú trọng công tác xúc tiến thương mại để kết nối tốt hơn giữa người tiêu dùng với hệ thống phân phối và nhà sản xuất. Các mặt hàng được chú trọng xúc tiến trong thời gian tới là hàng đặc sản địa phương, nông lâm sản…

Ngoài ra, để hỗ trợ DN bán được nhiều hàng, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ làm quản lý thương mại và bán hàng. Đặc biệt, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng gian, hàng nhái, hàng giả sẽ được đẩy mạnh triển khai để tạo sự cạnh tranh minh bạch và hiệu quả hơn cho DN.

Một số DN sản xuất các sản phẩm đặc sản phản ánh rằng họ gặp khó khăn trong việc đưa hàng hóa vào siêu thị. Bộ Công Thương có giải pháp gì để hỗ trợ DN hạn chế tình trạng này?

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có chương trình kết nối giữa các địa phương và siêu thị nhằm đưa các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương vào siêu thị như gà đồi Yên Thế, vải thiều Bắc Giang, vải thiều Hải Dương… Nhờ những chương trình kết nối này, các sản phẩm đặc sản địa phương đã có mặt nhiều hơn tại siêu thị với lượng tiêu thụ khá khả quan. Đơn cử như hiện nay, mỗi ngày, siêu thị Coop Mart tiêu thụ hết khoảng gần 1 tấn vải thiều.

Quá trình kết nối muốn thành công cần sự nỗ lực từ cả cơ quan chức năng, siêu thị và DN sản xuất. Bởi để đưa được vào siêu thị, hàng hóa phải đảm bảo đủ số lượng và tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu. Do đó, DN phải chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa, đảm bảo đủ hàng cho siêu thị nếu nhu cầu tăng lên… Thực tế cho thấy, nếu hàng hóa đủ tiêu chuẩn, chắc chắn việc kết nối sẽ thành công và DN sẽ thu được nhiều lợi nhuận.

Xin cảm ơn bà!

分享到: