Kỳ 2: Cuộc đua giành thị phần | Điện thoại BlueFone của CMC một thời nay đang lùi vào quá khứ |
Đến ồn ào,ĐiệnthoạiViệtđuacùngthươnghiệungoạiKỳkết quả bóng đá arap xeut chia tay lặng lẽ Trên thực tế, đã có những sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt ra mắt “hoành tráng” từ 1 - 2 năm trước, nhưng đến nay dần trôi vào quá khứ như BlueFone của Tập đoàn công nghệ CMC. Hồi tháng 7 vừa qua, tại đại hội cổ đông thường niên của CMC, lãnh đạo tập đoàn cũng đã công bố tạm ngừng đầu tư vào mảng sản xuất điện thoại di động BluePhone. Dù không công khai “khai tử” nhưng doanh nghiệp này đang lặng lẽ để cho thương hiệu BlueFone trôi vào quá khứ. Tương tự, cùng chung tháng "khai sinh" với BlueFone của Tập đoàn công nghệ CMC là Hi-Mobile của Tập đoàn HiPT, nay cũng đã "khai tử". Trong văn bản công bố gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn HIPT cho biết, kể từ ngày 2/8, Công ty TNHH một thành viên HIPT Mobile (đơn vị 100% vốn của HIPT) sẽ thuộc sở hữu của Công ty TNHH một thành viên Phân phối Hà Nội Belico. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2012 của HIPT hồi tháng 4, các cổ đông của công ty cũng đã đề xuất giảm bớt một số lĩnh vực kinh doanh, trong đó có mảng sản xuất điện thoại di động do HiPT Mobile phụ trách. Lý do được các cổ đông đưa ra là không nhìn thấy được lợi ích từ mảng sản xuất điện thoại. Như vậy, chỉ sau khoảng một năm rưỡi khai sinh thương hiệu Hi-Mobile (ra mắt thị trường từ đầu tháng 1/2011), đến nay HiPT đã chính thức để cho Hi-Mobile "sang ở nhà khác". Hi-mobile của HIPT, Blone của CMC… đều phục vụ nhu cầu người dùng ở phân khúc giá tầm trung, rẻ. Thế nhưng, những cái tên này phải lặng lẽ trôi vào quá khứ bởi theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, là do tình trạng đầu tư theo phong trào và vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng nước ngoài trong phân khúc điện thoại bình dân. Thách thức cạnh tranh Bên cạnh những doanh nghiệp âm thầm rời cuộc chơi thì vẫn có những đơn vị tiếp tục tồn tại và phát triển những sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt. Một trong những cái tên phải kể đến đầu tiên là Công ty TNHH Viễn thông An Bình (ABTel) đơn vị sở hữu thương hiệu Q-mobile. Vào tháng 5/2008, thời điểm mà thị trường điện thoại di động đang bùng nổ với mức cầu tăng nhanh cũng như sự tham gia và cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều thương hiệu quốc tế, thương hiệu điện thoại Việt Q-mobile ra đời. Lúc đó, người tiêu dùng trong nước với thu nhập bình quân đầu người còn hạn chế, song vẫn phải chi trả một phần đáng kể cho giá trị thương hiệu hơn là giá trị thực sự mà một chiếc điện thoại di động nhập khẩu mang lại. Do đó, nhu cầu sở hữu điện thoại di động với mức giá hợp lý hơn, đầy đủ tính năng cơ bản và đa dạng về kiểu dáng đã trở thành mong muốn thiết thực của nhiều người tiêu dùng trong nước. Trước cơ hội đó, Công ty TNHH Viễn thông An Bình cho ra đời thương hiệu điện thoại di động Việt Q-mobile, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. ABTel có lẽ cũng biết mình đang đứng ở đâu trên thị trường đầy thách thức cạnh tranh với những tên tuổi lớn như Sam Sung, Nokia, HTC… Vì vậy, không dừng lại ở đó, công ty tiếp tục phát triển những dòng sản phẩm smartphone sử dụng hệ điều hành Android. Cụ thể, mới đây ABTel trình làng một số kiểu điện thoại thuộc dòng điện thoại thông minh Q-Smart, tạo ra một hiện tượng mới trong phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ trên thị trường Việt Nam. Khi dòng sản phẩm Q-Smart được giới thiệu trên thị trường, ông Nguyễn Quang Minh - Giám đốc ABTel, chia sẻ: "Việc cho ra đời dòng sản phẩm Q-Smart là kết quả của quá trình nghiên cứu, đánh giá xu hướng lâu dài mà công ty đã thực hiện gần 2 năm qua. Với thành công bước đầu của 2 dòng tiên phong Q-Smart S15, Q-Smart S1, chúng tôi tin vào tiềm năng của thị trường và cơ hội của Q-Smart. Ba kiểu S12, S22 và S18 được tiếp tục giới thiệu lần này tiếp tục khẳng định định hướng và quyết tâm chinh phục thị trường smartphone của chúng tôi. Sản phẩm Q-Smart sẽ giúp người sử dụng điện thoại tính năng thông thường chuyển dịch nhanh chóng để tận dụng tiện ích của kỷ nguyên internet - kết nối - ứng dụng mobile". | ABTel là một trong những đơn vị sở hữu điện thoại thương hiệu Việt vẫn tồn tại và phát triển |
Là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ thông tin, FTP tiếp tục tận dụng lợi thế của mình để phát triển những dòng điện thoại thông minh mang thương hiệu Việt. Cụ thể, hồi tháng 8 vừa qua, đơn vị này đã ra mắt sản phẩm FPT F8. Như vậy, FPT là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc liên tiếp đưa ra những dòng sản phẩm Smartphone Android 3G với hàng loạt tính năng độc đáo, tích hợp nhiều công nghệ và ứng dụng hỗ trợ… với mức giá khá tốt cho người dùng tại thị trường Việt Nam. Không kém cạnh các “ông lớn” kể trên trong việc trình làng những sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt thông minh, theo nguồn tin của phóng viên, chiếc smartphone android đầu tiên của nhà mạng Vinaphone sẽ chính thức ra mắt vào 9 giờ sáng ngày 26/10 tại Hà Nội, Thanh Hóa, Đắc Lắc và TP.HCM. Dòng Avio Sen được VinaPhone tung ra thị trường gồm ba phiên bản là Avio Sen S1, S2 và S3. Như vậy, nếu chỉ xét riêng các điện thoại thương hiệu Việt trong mấy tháng gần đây, có thể thấy cuộc chạy đua giữa các công ty để giành thị phần ở dòng sản phẩm smartphone giá rẻ trên thị trường ngày càng khốc liệt. Mặc dù bước đầu đã có những kết quả khả quan dành cho các nhà sản xuất điện thoại thương hiệu Việt, nhưng nỗi quan ngại về tiềm năng phát triển của thương hiệu điện thoại Việt vẫn còn nhiều. Hiện "miếng bánh" thị phần dành cho các thương hiệu Việt khá nhỏ. Do đó, nếu không có những chiến lược phát triển riêng biệt thì nguy cơ bị các thương hiệu nước ngoài đánh bại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Theo nhận định mới đây của một hệ thống siêu thị điện thoại di động, các năm 2009 - 2010 được coi là thời kỳ đỉnh cao của các nhà sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt, với khoảng 40% thị phần. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, thị trường điện thoại nội khá trầm lắng và đến thời điểm giữa năm 2012, thị trường bão hòa. Tình hình kinh tế khó khăn cộng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu lớn khiến điện thoại thương hiệu Việt càng lao đao. Đơn vị này cho rằng, đến cuối năm 2012 chỉ còn 4 thương hiệu điện thoại Việt duy trì hoạt động. Ghi nhận thực tế của PV trên địa bàn Hà Nội cho thấy, ngoài các siêu thị, cửa hàng do các công ty sản xuất điện thoại thương hiệu Việt phân phối các sản phẩm của họ thì tại các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy khác, số lượng phân phối hàng điện thoại thương hiệu Việt không nhiều. Chị Trang - nhân viên bán hàng tại một siêu thị điện máy quận Cầu Giấy, cho biết: "Các sản phẩm điện thoại ngoại vẫn chiếm ưu thế, còn hàng mang thương hiệu nội, siêu thị chỉ phân phối những dòng sản phẩm thông minh bắt kịp với xu hướng thị trường hiện nay". Ngọc Minh – Đức Thắng
|