当前位置:首页 > Thể thao > 【tile bong88】Bộ Tài chính với những dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số 正文

【tile bong88】Bộ Tài chính với những dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-10 20:08:18

Những bước tiến vượt bậc

Đánh giá cao những kết quả Bộ Tài chính nói riêng và của ngành Tài chính Việt Nam nói chung đã đạt được trong chuyển đổi số,ộTàichínhvớinhữngdấuấnnổibậttrongchuyểnđổisốtile bong88 TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho biết đến nay việc triển khai chuyển đổi số, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của ngành Tài chính đã thu được nhiều kết quả nổi bật. Bộ Tài chính là một trong những bộ, ngành đầu tiên ban hành các văn bản định hướng nghiên cứu, thực hiện chuyển đổi số.

Theo ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), ở Việt Nam, những hệ thống điện tử của các cơ quan như thuế, hải quan, kho bạc đã trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động xử lý thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng ngân sách. Điều này mang lại lợi ích lớn, nâng cao sự minh bạch về quy trình giải quyết thủ tục, giảm chi phí, thời gian cho người làm thủ tục.

Bộ Tài chính với những dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số

Việc chuyển đổi số của ngành Tài chính thời gian qua luôn hướng đến mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp. Ông Nguyễn Minh Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay, 100% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), có đến 464 DVCTT toàn trình (cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng; việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích), đạt tỷ lệ gần 60%. Đồng thời, đã hoàn thành kết nối, tích hợp 296 DVCTT toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đạt tỷ lệ gần 64%.

Bên cạnh các DVCTT, Bộ Tài chính đã xây dựng và cung cấp nhiều chương trình, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp như: Hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc trong lĩnh vực quản lý kho bạc; hệ thống thông quan hàng hóa tự động trong lĩnh vực hải quan; mới đây nhất là hóa đơn điện tử, Etax-Mobile trong lĩnh vực thuế, đến nay đã được triển khai trên toàn quốc.

Bộ Tài chính với những dấu ấn nổi bật trong chuyển đổi số
Trung tâm Giám sát hệ thống công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) đi vào hoạt động giúp nâng cao năng lực quản lý thuế.

Trong công tác quản lý nhà nước về tài chính, Bộ Tài chính đã triển khai các chương trình, ứng dụng nghiệp vụ cốt lõi và dần hình thành các kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ các nhiệm vụ quản lý thuộc phạm vi của Bộ Tài chính. Đến nay Bộ Tài chính đã có 12 kho cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho 12 lĩnh vực quan trọng của ngành Tài chính gồm: Ngân sách nhà nước, thuế, kho bạc, hải quan, chứng khoán, dự trữ nhà nước, quản lý giá, bảo hiểm, quản lý nợ công, tài sản công, tài chính doanh nghiệp, danh mục dùng chung.

Về các hoạt động quản lý nội bộ ngành Tài chính, Bộ Tài chính tiếp tục vận hành đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống kết nối chia sẻ dữ liệu số ngành Tài chính, trục liên thông văn bản điện tử ngành Tài chính, đã ban hành kế hoạch thuê dịch vụ nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu dùng chung ngành Tài chính phục vụ Tài chính điện tử, hướng tới Tài chính số.

Phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn

Tại tại Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2022 (VDF-2022) diễn ra ngày 17/11/2022, ông Nguyễn Đại Trí - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính cho rằng, với vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nói riêng. Điều này lại một lần nữa được khẳng định rõ nét tại Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tài chính đến năm 2030.

Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Đại Trí, những năm gần đây, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Bộ Tài chính nói riêng, của ngành Tài chính nói chung đã nâng lên một tầm cao mới, thay đổi đáng kể về chất. Tuy nhiên trong bối cảnh Chính phủ tiếp tục ban hành thêm nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể để chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính là “Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”, yêu cầu đặt ra đối với Bộ Tài chính là cần có kế hoạch triển khai một cách tổng thể, toàn diện và bao quát mang tính dài dạn.

Hướng đến thiết lập số hóa toàn hệ thống ngành Tài chính

Với mục tiêu trở thành Bộ Tài chính số vào năm 2030, Bộ Tài chính phấn đấu thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh với 4 lĩnh vực trọng tâm: Quản lý thuế chặt chẽ, tránh trục lợi thuế và cung cấp tiện ích tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; hải quan thông minh; kho bạc số 3 “không” (không khách hàng giao dịch, không tiền mặt, không giấy tờ); chuyển đổi số mạnh mẽ thị trường chứng khoán.

Đề cập tới công cuộc chuyển đổi số của ngành Tài chính của Việt Nam, Chuyên gia kinh tế trưởng WB - ông Andrea Coppola cho rằng, trong thời gian tới, ngành Tài chính có thể cải thiện khả năng kết nối liên thông dựa trên các hệ thống hiện có để có thể phát huy hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động dựa vào dữ liệu điện tử, mà trước mắt là cải thiện việc thu thập, chia sẻ dữ liệu một cách khoa học và hiệu quả hơn. Những dữ liệu này tổng hợp lại có thể trở thành căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý hoạch định chính sách.

Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), trong thời gian tới, ngành Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách cho phát triển tài chính số, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính; thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển ứng dụng, dịch vụ số trong các lĩnh vực tài chính. Đồng thời, phát triển các nền tảng, hệ thống, xây dựng các nền tảng đóng vai trò “trụ cột” trong xây dựng phát triển Tài chính điện tử hướng tới Tài chính số.

标签:

责任编辑:Thể thao