【ngoại hang anh hôm nay】Đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 thêm 2 năm
Cần giải pháp mạnh về pháp lý để gỡ mối nguy nợ xấu Giao Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo nghị quyết kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu Kéo dài thời hạn xử lý nợ xấu: Vẫn cần thêm các giải pháp đồng bộ |
Đã xử lý được 380,ĐềxuấtkéodàicơchếxửlýnợxấutheoNghịquyếtthêmnăngoại hang anh hôm nay2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42
Trình bày báo cáo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết sau gần 5 năm thực hiện, Nghị quyết số 42 đã được triển khai nghiêm túc, đúng mục tiêu, định hướng và đạt được kết quả quan trọng.
Nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã được xử lý, kiểm soát và tỷ lệ nợ xấu nội bảng được duy trì ở mức dưới 2%. Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42. Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 196,9 nghìn tỷ đồng (chiếm 51,79% tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã xử lý); xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết số 42 là 100,8 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,51%); xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB) là 82,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,70%). Tổng nợ xấu chưa xử lý xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các TCTD đến 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng, giảm 17,21% so với thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực (15/8/2017).
Cũng từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/12/2021, VAMC đã mua được 339 khoản nợ theo giá trị thị trường đối với 193 khách hàng, với dư nợ gốc đạt 11.723 tỷ đồng và giá mua nợ đạt 11.822 tỷ đồng; thu hồi nợ đạt 120.738 tỷ đồng (bằng 66% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến 31/12/2021); tổ chức đấu giá thành công 22 tài sản, với tổng giá trị trúng đấu giá đạt 2.516 tỷ đồng. Đồng thời, VAMC đã thu giữ, nhận bàn giao một số tài sản bảo đảm có giá trị lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ tại TCTD...
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp |
Theo NHNN, trước khi có Nghị quyết số 42, các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) và khách hàng tự trả nợ còn chưa cao. Nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD chủ yếu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thanh toán bằng TPĐB. Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực, xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ; xử lý, bán, phát mại TSBĐ; mua nợ theo giá trị thị trường... tăng cao.
Theo đó lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, kết quả xử lý nợ xấu nội bảng xác định theo Nghị quyết số 42 thông qua hình thức khách hàng tự trả nợ là 148 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,93% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã xử lý), cao hơn nhiều so với tỷ trọng nợ xấu được xử lý do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực (khoảng 22,8%).
Còn nhiều vướng mắc về định giá nợ, thu giữ tài sản đảm bảo
Mặc dù xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã đạt được kết quả tích cực như đã nêu trên, nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, chủ yếu xuất phát từ công tác thực thi, phối hợp triển khai, hướng dẫn từ các bộ, ngành, địa phương và quy định tại Nghị quyết số 42.
Đơn cử như việc hiện nay chưa có quy định cụ thể về các phương pháp thẩm định giá các khoản nợ. Việc thẩm định giá các khoản nợ xấu đang được các TCTD, doanh nghiệp có chức năng mua, bán nợ thuê các doanh nghiệp thẩm định giá vận dụng Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam để thực hiện. Do các phương pháp hướng dẫn tại Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam được áp dụng chung cho thẩm định giá các loại tài sản, nên khi thẩm định giá các khoản nợ xấu đôi khi việc vận dụng của các doanh nghiệp thẩm định giá là khác nhau, gây khó khăn cho các bên trong việc lựa chọn mức giá tham khảo làm cơ sở xác định mức giá khởi điểm trong giao dịch mua bán nợ.
Hay về quyền thu giữ TSBĐ, điều 7 Nghị quyết số 42 quy định “TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu...”. Tuy nhiên, trên thực tế, phương thức thu giữ TSBĐ để xử lý nợ xấu chỉ thành công khi khách hàng hợp tác, hoặc trong một số trường hợp nhất định như khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ không có tranh chấp, TSBĐ là đất trống…. Còn khi khách hàng không hợp tác bàn giao TSBĐ, chống đối khi tiến hành thu giữ nhưng sự phối hợp của các cơ quan hữu quan tại địa phương trong một số trường hợp chưa kịp thời cũng làm ảnh hưởng đến công tác xử lý thu hồi nợ xấu, dẫn đến việc thu giữ thường không đạt được kết quả…
Từ thực tiễn qua 5 năm triển khai, Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội ban hành Luật Xử lý nợ xấu của các TCTD trên cơ sở kế thừa, bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nghị quyết số 42 nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, bền vững cho việc xử lý nợ xấu của các TCTD.
Trong thời gian chờ xây dựng luật, để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết số 42 hết hiệu lực thi hành (từ 15/8/2022), Chính phủ kiến nghị, đề xuất Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 trong giai đoạn 2022-2024.
Chính phủ cho biết, nếu những cơ chế, chính sách thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 không được tiếp tục triển khai có thể dẫn đến việc: kéo dài quá trình xử lý nợ xấu, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD; các TCTD thiếu nguồn lực hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế và giảm mặt bằng lãi suất; không khuyến khích, không huy động được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các TCTD… Đồng thời, có thể phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng do còn có sự bất cập, thiếu đồng nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu. Cùng với đó, các TCTD rất khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu theo Nghị quyết số 42, khi đó dự kiến nợ xấu theo Nghị quyết số 42 có thể tăng lên mức 430 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 và 453 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2024 (tại thời điểm 31/12/2021 là 412,7 nghìn tỷ đồng). |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Chuyên gia thẩm mĩ lên tiếng "chất lạ" trong áo ngực Trung Quốc
- ·Dùng hóa chất ghi chữ Trung Quốc kích thích giá đỗ
- ·Mối lo từ vàng SJC bị làm giả, làm nhái
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
- ·Ghi âm trong tư vấn bảo hiểm
- ·Tràn lan chất tẩy thực phẩm khô
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Trọc đầu vì... nối tóc siêu rẻ
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·"Công nghệ" làm miến siêu bẩn
- ·Nhập khẩu gần 82.000 tấn nội tạng, phụ phẩm
- ·Thu hồi 220.000 giường cho trẻ gây tử vong
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Nhà khoa học VinFuture lý giải vì sao AI không thể thông minh được như con người
- ·Mastercard vinh danh thẻ tín dụng quốc tế SHB với giải thưởng ‘Sản phẩm với phong cách sống nổi bật’
- ·Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm cần chuyển mình theo hướng bền vững
- ·Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- ·Tiếp tục giảm 2% thuế VAT tới giữa năm sau