【ket qua almeria】Báo chí và doanh nghiệp chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội

bao chi va doanh nghiep chung tay thuc hien trach nhiem xa hoi

Ông Đào Văn Lừng- Vụ trưởng,áochívàdoanhnghiệpchungtaythựchiệntráchnhiệmxãhộket qua almeria Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TW tại TP.HCM phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: T.H

Ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TW tại TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, báo chí và doanh nghiệp đã có sự chia sẻ, hỗ trợ nhau trong thực thi công việc. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp nhiều khi nhận thức chưa đúng về báo chí, cho rằng báo chí chỉ làm phiền, gây khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí, nhà báo chưa hiểu biết cặn kẽ về doanh nghiệp, nên còn những mảng thông tin chưa đầy đủ.

Tại buổi tọa đàm đại diện các cơ quan báo chí và các DN cùng chia sẻ thông tin, để hiểu nhau hơn, cùng nhau nói tiếng nói của mình, hướng tới DN phát triển, có trách nhiệm với cộng đồng, bảo vệ môi trường sống. Bên cạnh đó, DN coi truyền thông là phương tiện rất quan trọng, để quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp của mình, không nên nhìn truyền thông bằng con mắt nghi ngại, còn báo chí truyền thông nhìn DN bằng con mắt thấu hiểu, chia sẻ.

Theo Ban tổ chức, tại Việt Nam thời gian qua, một số doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình, gian lận trong kinh doanh, không đảm bảo an toàn lao động, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực còn hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế… phần nào tác động tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và đặc biệt là tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Nhà báo Trần Ngọc Châu, Giám đốc kênh truyền hình FBNC (Đài Truyền hình TP.HCM) cho rằng, đây là đề tài báo chí quan tâm nhiều năm nay cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Theo nhà báo Trần Ngọc Châu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện đầu tiên là trách nhiệm kinh tế, làm ăn có hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cho công ty. Thứ hai là, tôn trọng pháp luật, đây là yếu tố cốt lõi nhất. Đầu tiên là Luật về môi trường, bởi nếu vi phạm, không chỉ hủy hoại một cá nhân, một đất nước mà ảnh hưởng đến toàn cầu. Thứ ba là, đạo đức kinh doanh, chẳng hạn như các mặt hàng thuốc lá, rượu cần phải công bố tác hại của những mặt hàng này đến người tiêu dùng. Cuối cùng mới là công tác từ thiện. Công tác này không chỉ hỗ trợ cho các đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn mà còn kích thích lòng từ thiện, hướng thiện của mỗi con người.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Khánh Nguyên, đại diện Công ty B.A.T cho rằng, do đặc thù của doanh nghiệp sản xuất thuốc lá, B.A.T gặp rất nhiều hạn chế trong truyền thông khi thực hiện trách nhiệm xã hội, nhưng công ty thường xuyên thực hiện, không truyền thông. Thực hiện trách nhiệm xã hội xuyên suốt từ tập đoàn đến các nhà máy: công bằng trong tuyển dụng, làm việc với nông dân một cách minh bạch, có tránh nhiệm, đóng góp 400 triệu USD tiền thuế (năm 2013). Công ty không coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội là công cụ đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệp. Với đặc thù của doanh nghiệp, đã có cách thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua việc xây cầu, nhà tình thương, cứu trợ khi thiên tai, tập huấn kỹ thuật cho nông dân, trồng rừng…

Chia sẻ về khía cạnh tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, nhà báo Thế Gia cho rằng, cần phải tách bạch lợi nhuận của báo chí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong việc thực hiện pháp luật môi trường. Mặt trái của kinh tế thị trường là hủy hoại môi trường, bóc lột người lao động, đây là vấn đề toàn cầu. Chính vì thế, phát triển kinh tế trước hết phải vì con người, trước hết là người lao động của doanh nghiệp; phát triển phải bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.

Tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là yêu cầu của hội nhập và phát triển. Nếu doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh tốt thì không thể làm được việc gì tốt, chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường tốt; có đóng góp thiết thực vào an sinh xã hội. Và cần phải quy định về chuẩn mực đo trách nhiệm xã hội, đào tạo giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội ngay từ khi còn trên ghế nhà trường…

Để trách nhiệm xã hội của báo chí và doanh nghiệp đối với cộng đồng và bảo vệ môi trường ngày một hiệu quả, ông Đào Văn Lừng cho rằng, báo chí chỉ làm tròn trách nhiệm của mình khi phản ánh trung thực các thông tin về doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp, phải tạo được lợi nhuận trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích cộng đồng; kinh doanh trên nền đạo đức. Để bảo về tốt môi trường, cần phải sửa đổi luật để có mức xử phạt răn đe phù hợp, có sự theo dõi, giám sát của các cơ quan báo chí…

Cúp C1
上一篇:Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
下一篇:VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô