【trực tiếp west ham】Nhiều thách thức trong phát triển kinh tế

作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:10:28 评论数:

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh nên nhiều ngành,ềuthchthứctrongphttriểnkinhtếtrực tiếp west ham lĩnh vực bị ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ; từ đó gây nhiều trở ngại trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh trong thời gian qua và dự báo còn kéo dài trong thời gian tới. Vì vậy, tìm giải pháp nào để tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế đã được nhiều ngành, địa phương trong tỉnh thông tin tại cuộc họp trực tuyến của UBND tỉnh với các địa phương trong tỉnh vào sáng ngày 17-8.

Các địa phương trong tỉnh đang siết chặt việc đi lại của người và phương tiện tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 nhằm sớm đưa cuộc sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới.

Nhiều chỉ tiêu đạt ở mức thấp

Văn phòng UBND tỉnh cho biết thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH tháng 7 vừa qua thì một trong những lĩnh vực có kết quả đạt ở mức độ thấp là giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện chỉ đạt 2.772 tỉ đồng, giảm 8,19% so với tháng trước. Theo báo cáo thực tế của một số doanh nghiệp trong tỉnh là do lo ngại chung về dịch Covid-19 nên người lao động ngoài tỉnh xin nghỉ việc có thời hạn và cam kết sẽ trở lại làm việc khi hết dịch, từ đó đã làm tác động đến tình hình sản xuất của một số ngành như: ngành sản xuất chế biến thực phẩm, chỉ số sử dụng lao động trong tháng qua đã giảm tới 18,9%, giá trị sản xuất giảm 15,7%; còn ngành sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, chỉ số sử dụng lao động giảm 2,71%, giá trị sản xuất giảm 0,64%... Việc công nhân xin nghỉ việc còn làm cho năng lực hoạt động sản xuất của nhà máy không thể hoạt động hết công suất và cộng thêm nhiều tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội nên quá trình lưu thông vận chuyển hàng hóa trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, từ đó làm cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện chỉ được 105,11 triệu USD, giảm 7,77% so với tháng trước. Bên cạnh đó, do thực hiện giãn cách xã hội nên ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng và sinh hoạt của người dân, từ đó dẫn tới tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng 7 trên phạm vi toàn tỉnh cũng chỉ gần 3.250 tỉ đồng, giảm 6,61% so với tháng trước và giảm 4,22% so với cùng kỳ.

Bà Nguyễn Thị Màu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho hay: Bên cạnh việc doanh nghiệp gặp khó khăn thì tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong tháng qua hiện nay cũng đạt mức thấp do vướng ở khâu giải phóng mặt bằng và nhiều công trình phải tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19. Đến ngày 15-8, giá trị giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến nay của tỉnh chỉ đạt 1.089 tỉ đồng trong tổng số nguồn vốn bố trí thực hiện các dự án là 2.275 tỉ đồng, đạt 47,87%, thấp hơn gần 5% so với cùng kỳ.

Bên cạnh lĩnh vực trên thì ngành nông nghiệp của tỉnh tuy vẫn phát triển ổn định, đảm bảo mùa vụ sản xuất nhưng trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình thực hiện giãn cách xã hội nên việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ nông sản của người dân trong tỉnh ở tháng 7 và nửa đầu tháng 8 này cũng gặp không ít khó khăn, từ đó dẫn đến số lượng nông sản còn tồn đọng trong dân chưa có nơi tiêu thụ đang khá lớn.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin: Thực hiện theo sự chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, thời gian gần đây (nhất là từ khi tỉnh triển khai thực hiện giãn cách xã hội) ngành nông nghiệp tỉnh cố gắng ổn định sản xuất nông nghiệp, cũng như đảm bảo tiến độ thu hoạch cây trồng, chuẩn bị mùa vụ, tái đàn trong chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho người dân và các khu vực bị cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội. Tuy nhiên, do gặp khó trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ với nhiều nguyên nhân khách quan nên số lượng nông sản còn tồn đọng trong dân tính đến ngày 16-8 là khoảng 417 tấn trái cây, gần 1.000 tấn thủy sản, gần 24 tấn rau màu và 26 tấn heo, gà.

Cũng liên quan đến việc ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì theo thống kê sơ bộ của ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 20.000 lao động tự do bị mất việc làm hoặc giảm thu nhập. Ngoài ra, tình trạng người dân tự di chuyển từ vùng dịch về quê Hậu Giang và một số tỉnh vùng ĐBSCL trong thời gian qua đã gây không ít khó khăn cho nơi đi và nới đến; đồng thời đây cũng là nguồn lây bệnh nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. 

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành, chia sẻ: Ngoài dịch Covid-19 thì tình hình sạt lở bờ sông cũng gây nhiều ảnh hưởng trong phát triển KT-XH của địa phương. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, toàn huyện xảy ra 26 điểm sạt lở bờ sông, từ đó gây nhiều thiệt hại về diện tích đất và tài sản của người dân với số tiền hàng tỉ đồng cho địa phương. Mặt khác, nguồn thu nội địa của huyện cũng đang giảm do tình hình sản xuất, kinh doanh của người dân khó khăn vì dịch bệnh; đồng thời công tác giải phóng mặt bằng tại nhiều công trình cũng gặp trở lại do không thể tổ chức họp người dân trong lúc thực hiện giãn cách xã hội…

Ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến cáo người dân tăng diện tích trồng rau màu ngắn ngày phục vụ nhu cầu thị trường trong thời gian tới.

Quyết liệt nhiều giải pháp

Trước nhiều khó khăn, thách thức đã và đang đặt ra, hiện các ngành và địa phương trong tỉnh nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống người dân nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu trong phát triển KT-XH đã đề ra. Điển hình, thành phố Vị Thanh đang quyết tâm bảo vệ “vùng xanh” đã được địa phương thiết lập trước đó, cũng như sớm hoàn thành các công việc có liên quan tiếp theo.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho hay: Trong ngày 17-8, thành phố sẽ hoàn thành việc test nhanh Covid-19 cho 5% dân số thành phố để trình UBND tỉnh công nhận là địa phương “vùng xanh”. Khi đó, người dân trong thành phố sẽ trở lại cuộc sống bình thường trong tình hình mới để an tâm khôi phục sản xuất, kinh doanh. Riêng những địa bàn giáp ranh, thành phố sẽ tổ chức siết chặt vòng ngoài tại các chốt kiểm soát trọng yếu, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra chặt chẽ kể cả từ đường thủy và đường bộ; đồng thời phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh trong việc liên kết tiêu thụ hàng hóa nông sản cho người dân, cũng như đưa các mặt hàng thiết yếu từ bên ngoài vào thành phố phục vụ nhu cầu cho bà con.

Giống như thành phố Vị Thanh, hiện các địa phương trong tỉnh cũng đang tập trung ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, nhiệm vụ trước mắt trong lúc này là thực hiện sàng lọc bằng cách test nhanh 5% dân cư tại vùng được gọi là “vùng xanh” (không có cas nhiễm Covid-19) và 100% đối với “vùng đỏ” (có cas nhiễm Covid-19) để xác định và tách những trường hợp F0 (bị nhiễm Covid-19) ra khỏi cộng đồng dân cư. Khi hoàn thành công việc trên sẽ góp phần dần làm “xanh hóa” bản đồ Covid-19 của tỉnh; đồng thời sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường trong tình hình mới.  

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ ưu tiên trên thì các ngành và địa phương trong tỉnh cũng đang chủ động xây dựng phương án phục hồi, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế theo từng đơn vị để ngay sau khi hết giãn cách xã hội sẽ tiến hành thực hiện. Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT, thông tin: Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương của tỉnh trong việc đảm bảo kế hoạch sản xuất các lĩnh vực của ngành từ nay đến cuối năm. Đặc biệt là tăng cường khuyến cáo các địa phương đảm bảo và thực hiện vượt kế hoạch về diện tích gieo sạ lúa Thu đông; riêng những nơi không canh tác lúa Thu đông sẽ vận động người dân tăng diện tích nuôi cá ruộng và trồng rau màu ngắn ngày nhằm đón đầu thị trường khi kết thúc giãn cách xã hội. Ngoài ra, đơn vị cũng chuẩn bị tốt các phương án liên kết để hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản cho người dân nhằm không để bị “ùn ứ” khi thu hoạch, trước mắt là xem xét giải cứu nông sản theo đề nghị của thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A.

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị từng sở, ngành và địa phương trong tỉnh cần kiên trì thực hiện tốt mục tiêu “kép” trong phát triển KT-XH đã đề ra từ trước, trong đó vận dụng hài hòa, linh hoạt, sáng tạo theo từng thời điểm để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ thì việc gì có thể làm được ngay trong lúc này thì tập trung làm trước để tránh bị động khi tỉnh chuyển sang tình hình mới. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần tập trung giải ngân vốn đầu tư năm 2021 và kể cả nguồn vốn năm 2020 chuyển sang, đảm bảo đến cuối tháng 9 tới phải đạt 70% trở lên; riêng các dự án chưa phân bổ nguồn vốn thì đến ngày 30-8 phải triển khai thi công. 

Cũng theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Văn Thanh, cùng với ngành nông nghiệp thì ngành giao thông vận tải cần kịp thời hướng dẫn hoạt động vận tải vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa được thuận lợi, nhanh chóng, tránh ùn tắc, vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19; ngành công thương đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ Nhân dân, đặc biệt là tại các địa bàn vùng xanh, khu phong tỏa, cách ly y tế. Đối với các địa phương trong tỉnh khẩn trương rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của năm; đặc biệt là các chỉ tiêu còn đạt ở mức thấp. Trên cơ sở đó, ban hành kế hoạch để tập trung triển khai thực hiện các tháng còn lại của năm để phấn đấu hoàn thành cao nhất theo kế hoạch đề ra, trong đó lưu ý về công tác thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

最近更新