【kết quả trận shanghai port】Bình Dương thực hiện tốt việc số hóa hồ sơ
Tại phiên họp thứ 5 của Tổ công tác và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ diễn ra theo hình thức trực tuyến sáng qua (31-7),ìnhDươngthựchiệntốtviệcsốhóahồsơkết quả trận shanghai port Hệ thống thông tin (HTTT) giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương vinh dự được công bố xếp hạng 1/63 tỉnh, thành. Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ đánh giá rất cao việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận “một cửa” các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
HTTT giải quyết TTHC của Bình Dương xếp hạng nhất
Ghi nhận những nỗ lực và kết quả đã thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố chất lượng HTTT giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Theo kết quả đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, HTTT giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương xếp hạng 1/63 tỉnh, thành. Ngoài ra, theo kết quả của Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) trong thực hiện TTHC, dịch vụ công (DVC) theo thời gian trên môi trường điện tử (Bộ chỉ số 766), Bình Dương xếp hạng 10/63 tỉnh, thành...
Báo cáo trước Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Văn Dành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết thời gian qua, với sự quyết tâm của lãnh đạo và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả “đột phá” trong cung cấp DVC trực tuyến, nhận được sự đồng thuận cao từ người dân và DN. Tỉnh cũng được Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đánh giá cao và giao nhiệm vụ tiên phong trong việc số hóa hồ sơ, cải cách TTHC, nâng cao tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến và tỷ lệ người dân sử dụng DVC tại nhà.
Người dân phường Lái Thiêu, TP.Thuận An được tình nguyện viên hướng dẫn làm thủ tục hành chính qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Bình Dương tại nhà
Ông Nguyễn Văn Dành cho biết thêm, với phương châm lấy người dân và DN làm trung tâm, từ năm 2014, Bình Dương đã triển khai phần mềm “một cửa” điện tử cho 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đến năm 2022, tỉnh đã hợp nhất Cổng DVC và HTTT “một cửa” điện tử thành HTTT giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương. Hệ thống thường xuyên được cập nhật và nâng cấp, tích hợp với các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia như CSDL quốc gia về dân cư, Cổng DVC quốc gia, hộ tịch - lý lịch tư pháp, bảo trợ xã hội và CSDL đăng ký DN, cùng các tiện ích tra cứu khác.
Hệ thống cũng kết nối với các phần mềm chuyên ngành của các sở, ngành như Vilis, phần mềm quản lý văn bản, ứng dụng “Bình Dương số” và ứng dụng “Chính quyền số” nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người dân và công chức trong việc giải quyết TTHC. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành triển khai 31/53 DVC thiết yếu, trong đó đã thực hiện 25/25 (100%) DVC thiết yếu theo Đề án 06 và 6/28 DVC theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trên HTTT giải quyết TTHC, tỉnh đang cung cấp 1.905 DVC trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó có 681 DVC trực tuyến toàn trình có thể thực hiện TTHC tại nhà, 1.014 DVC một phần và 677 DVC được tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
Nhiều tính năng nổi bật
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn cấp bộ, HTTT giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương hiện đã đáp ứng yêu cầu của người dân và DN với giao diện đơn giản, thân thiện. Các tính năng nổi bật bao gồm tìm kiếm TTHC dễ dàng, đăng nhập bằng tài khoản VNeID, thanh toán trực tuyến, chữ ký số công cộng và eForm tự động điền thông tin từ CSDL quốc gia. Người dân và DN không cần nhập lại thông tin, có thể ký số và nộp trực tuyến; ngoài ra có thể theo dõi trạng thái hồ sơ qua email, Zalo Bình Dương SmartCity và ứng dụng “Bình Dương số” để cập nhật thông tin kịp thời.
Theo kết quả đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, HTTT giải quyết TTHC tỉnh Bình Dương xếp hạng 1/63 tỉnh, thành. Ngoài ra, theo kết quả của Bộ chỉ số 766, Bình Dương xếp hạng 10/63 tỉnh, thành... |
Một trong những chức năng nổi bật trên HTTT giải quyết TTHC tỉnh là việc số hóa. Tỉnh xác định rõ công tác số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC là cơ sở quan trọng để làm giàu dữ liệu, phục vụ công tác chuyển đổi số nói chung và trong giải quyết TTHC nói riêng, bảo đảm đủ điều kiện thực hiện giao dịch TTHC trực tuyến bằng hồ sơ điện tử thay cho phương thức giao dịch trực tiếp tại các cơ quan Nhà nước bằng hồ sơ giấy, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh Bình Dương.
Ông Nguyễn Văn Dành cho biết UBND tỉnh đã có nhiều chỉ đạo đẩy mạnh công tác số hóa trong giải quyết TTHC. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2024, theo thống kê trên HTTT giải quyết TTHC tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện số hóa đạt tỷ lệ 99,36%. Tổng số hồ sơ TTHC có cấp kết quả TTHC điện tử là 243.816 hồ sơ; tổng số hồ sơ số hóa đầu vào là 132.973 hồ sơ. Kết quả số hóa hồ sơ ghi nhận trên Cổng DVC quốc gia tính đến ngày 1-7-2024, tỉnh Bình Dương đạt 17/22 điểm, trong đó tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 87,69%; tỷ lệ hồ sơ TTHC số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 75,59%.
“Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC giúp người dân, DN không phải cung cấp lại hồ sơ, giấy tờ; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại”, ông Dành cho biết.
Quyết tâm phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trong thời gian còn lại của năm 2024, UBND tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương, huy động mọi nguồn lực xã hội thông qua một số giải pháp và kiến nghị Chính phủ quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, như: Xây dựng và chia sẻ kho dữ liệu lưu trữ kết quả chứng thực điện tử để khai thác, sử dụng, kiểm tra tính xác thực theo quy định; ban hành danh mục thành phần hồ sơ phải số hóa theo quy định chuyên ngành.
Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân và DN; nâng cao chất lượng hoạt động gắn với phát huy vai trò của tổ công nghệ số cộng đồng. Cùng với đó là đẩy mạnh cung cấp DVC trực tuyến, tập trung các DVC thiết yếu, phổ biến; tăng cường hồ sơ trực tuyến với biểu mẫu điện tử tương tác ký số và thanh toán không dùng tiền mặt. Tỉnh cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC phục vụ người dân, DN để làm cơ sở tái sử dụng, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên về thông tin TTHC…
HỒ VĂN - KHẮC TUẤN
下一篇:Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
相关文章:
- Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- Năm 2016, dành 1.500 tỉ đồng tăng lương hưu
- Những sai lầm trong ẩm thực không phải ai cũng biết
- Giấy tờ chứng minh sở hữu nhà ở
- Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- Giải pháp tiến tới BHYT toàn dân
- Những điều mơ ước
- Kinh hãi thịt heo tiêm thuốc an thần
- Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- Trao sinh kế cho người khuyết tật
相关推荐:
- Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- Tim nhân tạo làm từ bọt đàn hồi
- Ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản
- Bất cập trong xử lý rác thải y tế (Bài 2)
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- Vietnam Airlines mở bán 600.000 vé Tết Bính Thân
- Mô tô tông nhau tại ngã tư, 3 người nhập viện
- Hội Phụ nữ thị trấn Lộc Ninh ra mắt Câu lạc bộ “Nuôi dạy con tốt”
- Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- Lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
- Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng