Doanh nghiệp khó khăn,ụcThuếBìnhĐịnhthayđổiphươngthứcquảnlýtăngthuvềngânsábxh trung quốc 2 nguồn thu quý III sụt giảmThời gian qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Định. Do đó, đã tác động trực tiếp tới thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) của tỉnh. Thu NSNN quý III/2021 đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất công nghiệp và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Nhiều doanh nghiệp (DN) buộc phải dừng sản xuất do không thực hiện áp dụng 3 tại chỗ, kéo theo doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh, kéo theo nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn.
Mặc dù tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát trên cả nước, song dự báo còn diễn biến phức tạp, hoạt động thu cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo Cục thuế Bình Định, thu NSNN quý III giảm 30% so cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ số thu trong 6 tháng đầu năm tăng 40,1% nên tính đến cuối tháng 9, cả tỉnh thu được 8.635 tỷ đồng, đạt 93,4% dự toán pháp lệnh, bằng 89% dự toán phấn đấu, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Theo ông Nguyễn Đẩu - Cục trưởng Cục Thuế Bình Định, trên địa bàn tỉnh do tác động của dịch bệnh, nhiều ngành gặp khó khăn lâu dài như du lịch, lữ hành, dịch vụ ăn uống. Người đứng đầu cơ quan thuế tỉnh Bình Định phân tích, hiện nay chi phí của các DN để duy trì sản xuất kinh doanh và phòng chống dịch là rất lớn, nên gần như là lãi không còn, thuế thu nhập phát sinh rất ít. Nếu như tình trạng này duy trì thì thời gian tới nguồn thu sẽ sụt giảm và mất động lực tăng trưởng sau này. Từ nay đến cuối năm, bên cạnh hoàn thuế giúp các DN có thêm nguồn vốn tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Đẩu cho biết, Cục Thuế Bình Định sẽ tập trung hoàn thành số thu còn lại của năm. Đồng thời, tập trung các giải pháp để DN nắm bắt và thực hiện thụ hưởng các gói hỗ trợ của Quốc hội và Chính phủ. “Chúng tôi sẽ triển khai tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh, tập trung cơ cấu lại nguồn thu để hoàn thành dự toán NSNN mà UBND tỉnh giao, vượt 5% so với dự toán của HĐND giao. Chúng tôi phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021. Cục Thuế Bình Định tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu NSNN, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, xác định nguồn thu có tiềm năng. Đồng thời, hỗ trợ các giải pháp tạo động lực tăng trưởng cho DN, giúp các DN vượt qua khó khăn và từng bước phục hồi sau đại dịch”- Cục trưởng Cục Thuế Bình Định khẳng định. Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, hộ kinh doanhTrong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, nguồn thu sụt giảm, cơ quan thuế Bình Định đã có nhiều sáng kiến trong cải tiến công tác quản lý thu thuế, lấy người dân và DN làm trung tâm. Cục Thuế Bình Định xác định, không chỉ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao mà còn đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ DN, tạo động lực tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh. Do đó, bên cạnh việc triển khai kịp thời các gói hỗ trợ về thuế, tiền thuê đất cho người dân, DN, Cục thuế tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quản lý thu thuế mới, tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ thông tin; thay vì thực hiện “truy tìm, xử phạt” chuyển sang “tầm soát, tư vấn”, tuyên truyền hỗ trợ tối đa cho người dân và DN. Thực tế, 2 năm nay, Cục Thuế Bình Định đã dừng tất cả các hoạt động thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại các DN, thay vào đó là hình thức hỗ trợ cảnh báo DN sửa sai. Tính đến cuối tháng 9/2021, Cục Thuế Bình Định đã thực hiện các cuộc kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, ban hành 1.394 thông báo, cảnh báo đến các DN tự rà soát, điều chỉnh. Sau khi rà soát, các DN đã điều chỉnh 724 thông báo, tăng số thuế phải nộp là 24,8 tỷ đồng. Bên cạnh việc thanh kiểm tra, Cục Thuế tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm hỗ trợ tối đa cho các DN, từ công tác hoàn thuế, tới các gói tài khóa hỗ trợ, cũng như triển khai giao dịch điện tử, tuyên truyền hỗ trợ thuế, giúp DN sửa sai… Riêng đối với hộ kinh doanh, Cục Thuế Bình Định đã thực hiện hệ thống quản lý mở bằng bản đồ số hộ kinh doanh, hỗ trợ cả cơ quan quản lý và các hộ kinh doanh trong thực hiện nghĩa vụ về thuế. Theo Cục trưởng Cục Thuế Bình Định: “Chúng tôi hỗ trợ các DN sửa sai, cơ quan thuế có ưu thế là có cơ sở dữ liệu rất lớn, cùng cơ sở dữ liệu giữa các ngành, chúng tôi nắm được giao dịch của các DN, luồng chứng từ của các DN và tích hợp được các hoạt động của DN, chúng tôi nhìn ra sai phạm của DN trên hệ thống và cảnh báo đến tất cả các DN để DN sửa sai, tự giác kê khai chấp hành đúng chính sách pháp luật về thuế”. Riêng bản đồ số hộ kinh doanh, cơ quan thuế tỉnh Bình Định đã thay đổi hoàn toàn phương thức quản lý, từ quản lý khép kín sang quản lý mở. Theo ông Nguyễn Đẩu: “đây là cuộc cách mạng số và tất cả các hộ kinh doanh, các DN, đều có thể tham gia vào công tác quản lý với chúng tôi”. Như vậy, thông qua các hình thức hỗ trợ công khai các lỗi sai phạm và cảnh báo các vi phạm đối từng lĩnh vực kinh doanh, cảnh báo rủi ro đến với từng DN, để DN tự rà soát và sửa sai thay cho kiểm tra trực tiếp như trước đây, Cục Thuế Bình Định đã nhận được sự đồng thuận của DN, hộ kinh doanh. Đây chính là giải pháp quan trọng để Cục thuế tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn khó khăn hiện nay./.
|