【dự đoán kết quả anh】Phân bổ quyền rút vốn đặc biệt
Bổ sung dự trữ,ânbổquyềnrútvốnđặcbiệdự đoán kết quả anh tăng thanh khoản cho các quốc gia
Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights – SDRs) là một tài sản dự trữ quốc tế có lãi suất được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho các tài sản dự trữ khác của các nước thành viên. SDRs được dùng như một đơn vị hạch toán của IMF và một số tổ chức quốc tế khác. SDRs không phải là một loại tiền tệ hay quyền đòi nợ với IMF, nhưng nó có thể đổi lấy những đồng tiền tự do sử dụng của các nước thành viên IMF trên thị trường tự nguyện mua bán, hoặc IMF có thể chỉ định các nước thành viên mua SDRs của các nước thành viên khác.
Việc định giá SDRs dựa trên một rổ tiền tệ quốc tế bao gồm 05 loại: đồng Đô la Mỹ, Yên Nhật, Euro, Bảng Anh và Nhân dân tệ của Trung Quốc. SDRs được các thành viên IMF hoàn trả/sử dụng một cách tự do. Giá trị của SDRs được IMF thay đổi hàng ngày, dựa trên tỷ giá cố định của các đơn vị tiền tệ trong giỏ SDRs và tỷ giá hối đoái thị trường hàng ngày giữa các đơn vị tiền tệ trong giỏ SDRs.
Ảnh: minh họa |
Theo quy định, chỉ có các thành viên của IMF mới có quyền nắm giữ SDRs, ngoài ra có 15 tổ chức có thể nắm giữ SDRs, bao gồm: 4 ngân hàng Trung ương (NHTW châu Âu, Ngân hàng của các Quốc gia Trung Phi, NHTW của các Quốc gia Tây Phi và NHTW Đông Ca-ri-bê); 3 tổ chức tiền tệ liên Chính phủ (Ngân hàng Thanh toán quốc tế, Quỹ Dự trữ Mỹ La-tinh và Quỹ Tiền tệ Ả Rập); 8 tổ chức phát triển (Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Quỹ Phát triển châu Phi, Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế và Hiệp hội Phát triển quốc tế, Ngân hàng Phát triển Hồi giáo, Ngân hàng Đầu tư Bắc Âu và Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế).
Mục tiêu chung của phân bổ SDRs là bổ sung các tài sản dự trữ hiện có của các quốc gia nhằm giúp đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các mục đích khác nhau, nhất là các kế hoạch dài hạn. Điều này tăng cường vùng đệm và củng cố khả năng phục hồi kinh tế quốc tế trước những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính, rủi ro thiên tai, dịch bệnh... Bằng cách giúp ổn định các quốc gia dễ bị tổn thương, phân bổ SDRs có thể giúp giảm thiểu rủi ro về kinh tế và xã hội, tác động lan tỏa và tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ quốc tế.
Phân bổ SDRs là một cách bổ sung dự trữ ngoại hối của các nước thành viên IMF, cho phép các thành viên giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ trong nước hoặc nước ngoài. Một nước thành viên IMF được phân bổ bao nhiêu SDR thì tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn (quota) của nước đó trong IMF. Quota này được tính theo công thức gồm các biến số như GDP, độ mở thương mại và “sự biến động”.
Việc phân bổ SDRs phải phù hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu trong dài hạn của các nước để bổ sung tài sản dự trữ hiện có. Và phải nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các thành viên của IMF (một sự phân bổ chung cần được Ban Thống đốc phê chuẩn với 85% tổng số phiếu bầu của các nước thành viên). Sau khi đồng ý, việc phân bổ sẽ được phân phối cho các nước thành viên theo tỷ lệ hạn ngạch của nước đó tại IMF.
Hiện nay, theo tính toán của IMF thì hạn ngạch của Việt Nam là 0,24% - thấp nhất trong khu vực ASEAN; trong khi đó hạn ngạch của các thành viên khác cao hơn rất nhiều, cụ thể: cao nhất là Indonesia 0,98%; Singapore là 0,82%; Thái Lan là 0,67%; Philippines là 0,43%…
Các đợt phân bổ quyền rút vốn đặc biệt
Phân bổ SDRs được rà soát định kỳ 5 năm/lần, tuy vậy việc phân bổ SDRs chỉ được quyết định theo tình hình cụ thể. Tính đến tháng 8 năm 2021, IMF đã phân bổ tổng cộng 660,7 tỷ SDRs (tương đương khoảng 943 tỷ USD), bao gồm bốn lần phân bổ chung và một lần phân bổ đặc biệt.
Cụ thể: Đợt 1 từ năm 1970-1972 trị giá 9,3 tỷ SDRs; Đợt 2 từ 1979-1981 trị giá 12,1 tỷ SDRs;
Đợt 3 vào năm 2009 là 161,2 tỷ SDRs. Tại năm 2009, ngoài phân bổ chung, IMF cũng thực hiện thêm một phân bổ đặc biệt một lần trị giá 21,5 tỷ SDRs để dành cho các thành viên gia nhập IMF sau năm 1981 chưa bao giờ nhận được phân bổ.
Đợt 4 vào ngày 02/8/2021 trị giá 456,5 tỷ SDRs (tương đương khoảng 650 tỷ USD), có hiệu lực kể từ ngày 23/8/2021. Đây là mức phân bổ lớn nhất cho đến nay nhằm giải quyết nhu cầu dự trữ dài hạn trên toàn cầu và giúp các quốc gia đối phó với tác động của đại dịch Covid-19.
Dự kiến, 193 tỷ SDRs (khoảng 275 tỷ USD) trong mức phân bổ mới sẽ được dành cho các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, trong đó các nước có thu nhập thấp sẽ nhận được khoảng 21 tỷ USD. Theo tỷ lệ hạn ngạch quy định từ IMF, Việt Nam nhận được khoảng 1,09 tỷ SDRs, tương đương 1,56 tỷ USD. Đây sẽ là khoản dự trữ ngoại hối khá lớn mà Việt Nam có thể huy động trong điều kiện khẩn cấp./.
Hải Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- Khi mang bầu nếu mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất nhựa nguy cơ ảnh hưởng tới thần kinh trẻ
- Mua thực phẩm trên chợ online chất lượng có như quảng cáo?
- Những mẫu ô tô tầm giá 500 triệu đồng, hứa hẹn bùng nổ thị trường Việt
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- Đồ chơi cao su có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
- TP.HCM: Thu giữ gần 60.000 dụng cụ điện máy cầm tay có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- Hạt hướng dương, hạt dẻ nấm mốc
- Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- Những vật dụng tuyệt đối không để trong cốp xe máy ngày nắng nóng
- Cốc nhựa dùng 1 lần chứa chất độc Polystyrene có thể gây ung thư
- Cần có cơ chế đặc thù để phát triển khoa học và công nghệ
-
Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
Thông tin được Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định Lê Ho& ...[详细] -
Gia tăng hình thức buôn lậu, gian lận thương mại qua hàng không, chuyển phát nhanh
Vũ khí, ma tuý, động vật hoang dã hay những mặt hàng xa xỉ có trị ...[详细] -
Yêu cầu tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước, các Viện Vệ sinh d ...[详细] -
Thuốc giả lại hoành hành, thủ đoạn tinh vi và những hệ lụy lâu dài
Liên tiếp phát hiện thuốc giả trên thị trườngHiện nay, hầu như các loại th ...[详细] -
Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
Xuất khẩu cần tăng tốc bước sâu vào thị trường mới tiềm năng Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượ ...[详细] -
9 cách giảm cân nguy hiểm, tàn phá cơ thể không nên sử dụng
Nguyên tắc chung của giảm cân là tránh dung nạp thêm năng lượng đầu ...[详细] -
Cảnh báo trang website hangucplaza.com quảng cáo hàng loạt TPBVSK vi phạm quy định
Trong thời gian vừa qua tại các đường link:https://www.hangucplaza.com/vien-men-vi-sinh-life- ...[详细] -
Thu giữ lượng lớn nội tạng và mỡ động vật đã bốc mùi hôi thối
Sơn La phát hiện 300 kg nội tạng động vật không rõ nguồn gốcCục QLTT tỉnh Sơn La ...[详细] -
Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
Nhiều người chỉ cần nhìn thấy hình ảnh con rắn đã khiếp sợ (Ảnh minh họa: REUTERS)Người ta tin rằng ...[详细] -
Phát triển thành công mặt nạ kỹ thuật số giúp tăng tính bảo mật cho bệnh nhân
Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Nature Medicine, các nh&agr ...[详细]
Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
Bệnh nhân tử vong sau một tuần do nghi hút mỡ bụng tại Bệnh viện thẩm mỹ Sao Hàn
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Bắc Ninh thu giữ lượng lớn máy hút thuốc lá điện tử và lọ tinh dầu nhập lậu
- Ứng dụng tem thông minh chống hàng giả cho xuất bản phẩm
- “Giải cứu” thai phụ bị vẽ bệnh tại Phòng khám Đa khoa Đinh Tiên Hoàng
- NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- Cảnh báo: Quảng cáo TPBVSK Calbriona EU vi phạm quy định pháp luật
- Hà Nam thu giữ hơn 9.000 cuộn chỉ may không rõ nguồn gốc xuất xứ