您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【ket qua bong da mexico】Làng Chăm ở An Giang làm du lịch, hút khách tới trải nghiệm văn hóa đặc trưng

Ngoại Hạng Anh69人已围观

简介Làng Chăm Châu Phong nằm tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố ...

Làng Chăm Châu Phong nằm tại xã Châu Phong,àngChămởAnGianglàmdulịchhútkháchtớitrảinghiệmvănhóađặctrưket qua bong da mexico thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 3km, là địa điểm bắt đầu thu hút du khách nhờ những nét văn hóa truyền thống độc đáo.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tập tục sinh sống ở nhà sàn và tín ngưỡng Hồi giáo dưới bóng thánh đường. Du lịch văn hóa Chăm cũng là nét riêng có của An Giang so với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Làng Châu Phong hiện có khoảng 5.000 cư dân theo đạo Hồi. Bà con bản địa phần nhiều vẫn giữ thói quen sống trong các ngôi nhà sàn gỗ thấp. 

Một số hộ còn duy trì ngành nghề truyền thống, như: Dệt thổ cẩm, sà rông, lễ phục cầu nguyện, sản xuất khô bò, tung lò mò, khăn Maturro, khăn Maspok… Những năm qua, các nghề truyền thống được chính quyền động viên bà con khôi phục, bảo tồn, tạo điểm nhấn thu hút du khách và góp phần thêm thu nhập cho bà con.

Đến thăm làng Chăm Châu Phong, du khách thường ghé thăm các thánh đường Hồi giáo có kiến trúc ấn tượng, lịch sử lâu đời như thánh đường Mubarak, nghe đọc kinh Koran, thưởng thức các giai điệu trống Rapana...

Dạo quanh làng, du khách sẽ thấy những người phụ nữ Chăm điêu luyện bên khung dệt, khéo léo làm những sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, phong phú về chất liệu, màu sắc, hoa văn. Ven đường làng có những hàng quán bánh dân gian truyền thống, du khách có thể tự tay trải nghiệm đổ bánh và thưởng thức.

W-chau doc nha 7 mau lang cham 11.jpg
Nghề dệt truyền thống của người Chăm thu hút du khách tham quan

Với những tiềm năng sẵn có, từ năm 2023 đến nay, An Giang đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, du lịch, góp phần giới thiệu và thu hút du khách tới làng Chăm ở Châu Phong nói riêng và các làng người Chăm trên địa bàn tỉnh. 

Cuối năm 2023, "Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam" và "Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong" được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đầu năm 2024, dự án "Làng bè sắc màu ngã ba Châu Đốc" chính thức đi vào hoạt động.

Làng bè trên sông Hậu với hơn 160 lồng bè nuôi cá được phủ sơn màu sắc sặc sỡ. Xuôi theo dòng sông, qua làng bè sắc màu, du khách dễ dàng đến thăm làng Chăm Châu Phong và làng Chăm Đa Phước (huyện An Phú). Đây trở thành tuyến du lịch mới, thuận thiện, hấp dẫn du khách.

Thị xã Tân Châu tập trung phát triển mô hình "Du lịch văn hóa cộng đồng làng Chăm" nhằm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về phát triển giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Sản phẩm du lịch mà nghị quyết đề ra là phát triển mô hình "Du lịch văn hóa cộng đồng Làng Chăm”, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động: Lễ cúng Sơn Thần của Phù Sơn Tự (xã Tân Thạnh); khai thác lợi thế sông nước, cồn bãi thu hút du khách thông qua các hình thức trải nghiệm như gieo trồng hạt giống, đánh bắt cá,...

Mới đây, làng Chăm Châu Phong đã chính thức thành lập tổ hợp tác du lịch cộng đồng, với nhiệm vụ gắn kết các hộ dân xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch cộng đồng tại địa phương.

Tỉnh An Giang kỳ vọng, du lịch cộng đồng sẽ góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của bà con người Chăm Châu Phong, đồng thời phát triển mục tiêu kinh tế - xã hội.

Món 'vũ nữ chân dài' ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xươngKhông chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương.

Tags:

相关文章