【bongdamobi】Nhiều lô tân dược giả “khủng” được phát hiện, triệt phá

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-10 16:27:01 999
Phát hiện lượng lớn tân dược nghi nhập lậu qua đường chuyển phát nhanh Triệt phá nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn Tóm gọn 10 đối tượng trong đường dây sản xuất tân dược giả đặc biệt lớn
Nhiều lô tân dược giả “khủng” được phát hiện, triệt phá
Kho chứa tân dược giả do Công an TPHCM phát hiện vào đầu tháng 7/2023. Ảnh: N.A

Sản xuất, phân phối thuốc giả khép kín

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện xử lý 102 vụ vi phạm, đã tạm giữ 175.472 đơn vị sản phẩm (viên, vỉ, hộp) tân dược và đông y các loại; 1.931 kg dược liệu các loại vi phạm.

Vừa qua, trên địa bàn TPHCM và một số địa bàn lân cận, cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả với quy mô lớn. Đầu tháng 7/2023, Công an TPHCM phát hiện một số loại thuốc tân dược quá hạn sử dụng không được thu hồi, tiêu huỷ theo đúng quy định; nghi vấn được “tuồn” ra ngoài, thay đổi vỏ, bao bì để tiếp tục tiêu thụ trên thị trường. Sau thời gian theo dõi, ngày 12/7/2023, Công an TPHCM bắt quả tang Quách Ngọc Giao khi đang giao 300 hộp thuốc Fugacar giả cho khách hàng. Cùng thời điểm này, lực lượng phá án triển khai đồng loạt nhiều tổ công tác khám xét khẩn cấp 19 địa điểm sản xuất, ép vỉ, đóng gói, cất giấu thuốc tân dược giả các loại và nhiều điểm in ấn, gia công bao bì tân dược giả tại TPHCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang. Kết quả, lực lượng Công an thu giữ toàn bộ máy móc ép vỉ, đóng gói tân dược giả; tạm giữ khoảng 3 triệu viên thuốc và 31.000 ống tân dược giả thành phẩm các loại (trị giá tương đương 10 tỷ đồng hàng thật); bắt giữ 10 đối tượng.

Theo khai nhận của các đối tượng, để làm ra thành phẩm thuốc giả, nhóm này mua thuốc của các công ty dược Việt Nam hoặc thuốc hết hạn sử dụng trên thị trường, sau đó về thay đổi bao bì, tem nhãn thành thuốc nước ngoài sản xuất, bán ra thị trường với giá cao để hưởng chênh lệch về giá. Sau khi sản xuất, các đối tượng vận chuyển thành phẩm các loại về nơi ở và kho chứa hàng của Quách Ngọc Giao để tiêu thụ trên thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Đáng nói, các đường dây này đã hoạt động khá lâu với số thuốc giả có thể đã tuồn ra thị trường khá nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, gây thất thu ngân sách nhà nước. Ngày 5/7/2023, Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Xuân Cường (sinh năm 1976, ngụ quận Tân Phú) cùng 6 bị can khác về tội “Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” và “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”.

Trước đó, vào cuối năm 2022, Công an Quận 8 kiểm tra bãi xe không số trên đường Cao Lỗ (phường 4), bắt quả tang nhóm của Cường đang sản xuất thuốc giả. Tại đây, Cơ quan công an phát hiện 10.000 lọ thuốc giả nhãn hiệu các loại như: Terpin Codein, Decotyl, Asmacort, Glotal... Để sản xuất thuốc giả, Cường đã mua nguyên liệu qua mạng xã hội về sản xuất, sau đó mang bán cho nhiều người, nhiều nhà thuốc ở quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận 10...

Việc phát hiện các đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả các loại góp phần ngăn chặn kịp thời các đối tượng đưa số lượng lớn thuốc giả ra thị trường tiêu thụ, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng. Qua các vụ việc trên, Công an TPHCM kiến nghị các cơ quan có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tân dược và công tác thu hồi, tiêu huỷ tân dược đã quá hạn sử dụng, không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.

Doanh nghiệp “ma” nhập khẩu thuốc

Ngày 14/7/2023, Cục Quản lý dược- Bộ Y tế có Công văn 7516/QLD-CL gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, thông báo thuốc giả mang nhãn mác Rotexmedica sản xuất, Công ty TNHH Rotex Việt Nam nhập khẩu. Các thuốc giả nhãn mác này thuộc nhóm kháng sinh, điều trị dạ dày trào ngược, loét dạ dày; điều trị nhiễm trùng do nấm.

Thực tế qua rà soát, cơ quan chức năng phát hiện không có Công ty TNHH Rotex Việt Nam có trụ sở tại địa chỉ đăng ký kinh doanh là ô số 22 LK 07 khu đô thị Hùng Vương (TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), do Đinh Ngọc Cường đứng tên là đại diện pháp luật của công ty này. Bên cạnh đó, Cục Quản lý dược cũng chưa cấp bất kỳ giấy đăng ký lưu hành thuốc nào cho Công ty TNHH Rotex Việt Nam và chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thuốc viên nén, viên nang do Công ty Rotexmedica GmbH, địa chỉ: Bunsenstrasse 4 - D - 22946 Trittau, Germany sản xuất. Do vậy, Cục Quản lý dược khẳng định, tất cả các thuốc viên nén, viên nang trên nhãn mác Công ty Rotexmedica GmbH, địa chỉ nêu trên và các thuốc do Công ty TNHH Rotex Việt Nam nhập khẩu, phân phối trên thị trường là thuốc giả nhãn mác nhà sản xuất.

Trước đó, từ thông tin của nhiều doanh nghiệp, cơ quan y tế cũng đã cảnh báo, chỉ đạo kiểm tra, xác minh một số địa chỉ kinh doanh tân dược giả. Bên cạnh đó, dư luận cũng đã dậy sóng bởi đường dây nhập khẩu phân phối thuốc giả cực lớn của VN Pharma. Cơ quan chức năng xác định, số thuốc giả nguồn gốc, xuất xứ đã được VN Pharma nhập khẩu vào Việt Nam bán cho các doanh nghiệp, bệnh viện, nhà thuốc tổng cộng 623.819 hộp, thu lợi bất chính số tiền hơn 31,5 tỉ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường TPHCM phát hiện xử lý 102 vụ vi phạm, đã tạm giữ 175.472 đơn vị sản phẩm (viên, vỉ, hộp) tân dược và đông y các loại; 1.931 kg dược liệu các loại vi phạm. Vào trung tuần tháng 6 vừa qua, kiểm tra đồng loạt 3 nhà thuốc trên địa bàn quận 5 và quận 11, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường TPHCM đã phát hiện gần 8.000 đơn vị sản phẩm tân dược, thực phẩm chức năng không hóa đơn, chứng từ, giả mạo nhãn hiệu... Trước đó, Cục Quản lý thị trường TPHCM ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Hộ kinh doanh K.L, phường 14, quận 5, TPHCM số tiền 90 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hơn 3.100 hộp tân dược không có hóa đơn chứng từ do đơn vị kiểm tra, phát hiện trước đó.

Trên thực tế, rất khó để phân biệt tân dược giả vì các đối tượng sử dụng công nghệ làm giả rất tinh vi, giống hệt với thuốc chính hãng. Để tránh mua phải thuốc giả, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân chỉ mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp, không mua bán thuốc không rõ nguồn gốc; kịp thời thông báo các dấu hiệu nghi ngờ về sản xuất, kinh doanh thuốc giả thuốc không rõ nguồn gốc tới cơ quan y tế và cơ quan có chức năng liên quan.

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/091a799778.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp

Nhân viên giao hàng xuất sắc nhất Viettel: Làm mọi thứ vì khách hàng

Viettel giảm 67% cước gọi quốc tế tới Myanma từ tháng 4

Hơn 200 thanh niên ở Đà Nẵng được tập huấn chuyển đổi số

Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông

CEO Reddit chê Elon Musk lạc hậu về văn hóa Internet

iPhone, iPad và MacBook mới có thể chậm đến tay người dùng

FE CREDIT và Vsmart hợp tác hỗ trợ khách hàng mua điện thoại

友情链接