Đây sẽ là hội nghị lớn nhất từ trước đến nay về chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO),úcđẩyxâydựngchươngtrìnhAEOtoàncầxep hang italia với khoảng 800 khách mời có cả Tổng thư ký WCO Kunio Mikuriya tham dự.
Kể từ cuộc tấn công khủng bố 11-9-2001, quản lý hải quan toàn cầu đã tập trung vào việc cân bằng AEO với hai mục tiêu chính: nâng cao hiệu quả của dòng chảy thương mại và thắt chặt giám sát về các mối đe dọa bảo mật cùng một lúc.
Với chủ đề "AEO- Con đường hướng tới tăng trưởng an toàn và cạnh tranh," Hội nghị tại Seoul lần này tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia thảo luận về phương cách giải quyết vướng mắc và mở rộng phạm vi của chương trình AEO.
Mấu chốt của chương trình nghị sự bao gồm việc chia sẻ kinh nghiệm về AEO của từng quốc gia để cải thiện chương trình hiện có, đồng thời khuyến khích các nước đang phát triển khác tham gia các sáng kiến mới.
Tính đến tháng 3, đã có tổng cộng 54 quốc gia đã thông qua chương trình AEO.
Trong khuôn khổ Hội nghị này sẽ có một số cuộc họp giữa các quan chức hải quan và doanh nhân nhằm thảo luận về những lợi ích ưu đãi sẽ mang lại cho các doanh nghiệp ưu tiên. Các cuộc họp này nhằm tìm kiếm một thoả thuận công nhận lẫn nhau, thông qua đó tất cả các quốc gia trong hệ thống được công nhận lẫn nhau có cùng giá trị ở khắp mọi nơi.
Tổng cộng 17 thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) đã được ký kết trên toàn cầu. Nhật Bản gtham gia 6 thỏa thuận, tiếp theo là Hàn Quốc và Mỹ với 5 thỏa thuận, EU và Canada là 3.
Trung Hiếu(theo Koreaherald)