Theâydựngnghịquyếtđổimớicơchếhoạtđộngcủagiáodụcmầmnonvàphổthôngcônglậketqua tbno Bộ GD&ĐT, để đối mới cơ chế quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập trước hết phải thực hiện phân cấp, phân quyền đối với các hệ giáo dục này. Đồng thời, việc phân cấp, phân quyền cần được thực hiện thí điểm tại các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông có điều kiện trước khi thực hiện đại trà trong cả nước. Đây không phải vì mục tiêu giảm áp lực ngân sách hay giảm biên chế giáo viên mà để khơi dậy được năng lực của các nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Với mục tiêu này, hiện Bộ GD&ĐT đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm đổi mới cơ chế quản lý hoạt động đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập giai đoạn 2020-2025. Việc xây dựng nghị quyết sẽ dựa trên những luận cứ khoa học, kết quả đánh giá thực tiễn, có sự tham gia góp ý của các cơ sở giáo dục công lập đã thành công với mô hình tự chủ và xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương. Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm, trên cả nước hiện đã có một số trường mầm non, phổ thông công lập đang thực hiện tự chủ rất hiệu quả. Điều này chứng tỏ việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền đã mang lại thay đổi có tính chất bước ngoặt cho các nhà trường. Tuy nhiên, để việc tự chủ của các trường gặp nhiều thuận lợi rất cần có một nghị quyết của Chính phủ với những quy định cụ thể, rõ ràng và khi được triển khai thực hiện phải có lộ trình, thời gian để đảm bảo tính hiệu quả cao./. An Nhi |