>> Quản lý thuế với thương mại điện tử vẫn còn là thách thức >> Tập huấn chính sách thuế mới cho doanh nghiệp nhỏ,ínhsáchthuếđốivớithươngmạiđiệntửÝkiếntừdoanhnghiệtrực tiếp mexico siêu nhỏ
Chính sách thuế cần đơn giản, dễ thực hiện
Ông Phạm Đạt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Fado (một đơn vị quản lý sàn giao dịch xuyên biên giới) cho rằng, việc xây dựng chính sách thuế đối với hoạt động TMĐT cần phải đơn giản, dễ thực hiện và giảm chi phí tuân thủ cho DN.
“Việc này rất quan trọng. Vì nếu chính sách thuế chặt chẽ rồi, nhưng chi phí tuân thủ của DN lại cao thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề, gây ra các rào cản đối với sự phát triển của nền kinh tế số, tạo ra các tệ nạn như tình trạng tham nhũng vặt đối với cơ quan quản lý; các DN sẽ có xu hướng tìm giải pháp khác thuận lợi hơn, thậm chí là tìm cách trốn thuế” - ông Đạt nói.
Từ góc độ là công ty thương mại xuyên biên giới, giúp cho người Việt có thể giao thương bán hàng trực tuyến đối với các DN nước ngoài. Ông Đạt cho biết, khi chưa có chính sách buộc các DN không có trụ sở tại Việt Nam thực hiện thuế nhà thầu, công ty chỉ kêu gọi người mua tự giác thực hiện thuế nhà thầu nên rất khó để có thể thu thuế. Tuy nhiên, hiện nay chính sách thuế đã có quy định thu thuế nhà thầu, nên DN tuyệt đối tuân thủ.
“Với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, hiện nay công ty chúng tôi tuân thủ tương đối tốt, đầy đủ nhờ sự hướng dẫn của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, cũng như các cơ quan quản lý khác. Chúng tôi đã giúp cho các DN nước ngoài kê khai, nộp thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại Việt Nam” - ông Đạt nói.
Hoạt động mua bán, giao dịch qua các trang mạng điện tử ngày càng phổ biến đòi hỏi phải có chính sách thuế phù hợp để quản lý thuế hiệu quả. Ảnh: NM |
Góp ý về chính sách đối với hoạt động TMĐT, ông Đạt cho rằng có một số bất cập. “Hiện nay, người tiêu dùng dù muốn thực hiện tốt chính sách về thuế, nhưng cũng khá khó khăn do kiểm tra chuyên ngành rất phức tạp. Nhiều sản phẩm nhập khẩu chỉ là sản phẩm đơn chiếc, người tiêu dùng là người đứng tên nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, nhưng không thể mua các sản phẩm đơn lẻ. Ví dụ, muốn mua một chiếc áo sơ mi trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì phải kiểm tra chất lượng. Vì chính sách phức tạp như vậy, nên dẫn đến xu hướng người tiêu dùng tìm mua ở các kênh không chính thống khác nhau vì sự đơn giản và thuận lợi” - ông Đạt dẫn chứng.
Về phía các DN nước ngoài, ông Đạt cho biết đa số đều có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, cơ chế hiện nay chưa cho phép chuyển trả khoản tiền mà Công ty Fado đang tạm giữ để thanh toán cho các DN nước ngoài, vì hiện nay Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán đối với tổ chức nước ngoài, trong khi người mua hàng là những cá nhân nhỏ lẻ đứng tên nhập khẩu hàng hóa. Vì thế công ty phải thực hiện thu hộ và chuyển tiền trả cho DN nước ngoài. Đây cũng là một khó khăn, bất cập trong nền kinh tế số.
“Tôi cho rằng, mọi chính sách phải làm sao tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế - khách hàng của mình, khi đó các DN hoạt động trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới sẽ phát triển và đóng góp cho ngân sách nhiều hơn” - ông Đạt nói.
Tìm giải pháp để việc thu thuế, quản lý thuế TMĐT minh bạch hơn
Góp ý cho chính sách thuế đối với hoạt động TMĐT, ông Đạt cho rằng, hiện nay Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định đa phương. Trong các hiệp định này, thuế suất đối với nhiều mặt hàng chỉ từ 0 - 5%. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu ngân sách. Trong khi các kênh TMĐT nhập khẩu đơn chiếc, nhỏ lẻ nhưng giao dịch nhiều, nên doanh thu hàng năm cũng khá lớn. Nếu chính sách thuế đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TMĐT thì Nhà nước có thể thu được số thuế không nhỏ.
“Chúng ta hoàn toàn có thể thành lập một trung tâm dữ liệu của DN TMĐT xuyên biên giới và yêu cầu các sàn giao dịch điện tử đều phải thanh toán thông qua trung tâm dữ liệu quốc gia. Khi đó cơ quan thuế, cơ quan hải quan, Ngân hàng Nhà nước có thể truy cập, đối chiếu, thực hiện thanh, kiểm tra, giúp cho việc thu thuế được minh bạch” - ông Đạt kiến nghị.
Cũng góp ý về về chính sách thuế đối với hoạt động TMĐT, ông Vương Chí Quang - Công ty cổ phần VNG (DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT) cho rằng, chính sách thuế hiện nay đã có quy định DN TMĐT phải khấu trừ thuế, nộp thuế nhà thầu thay cho tổ chức, cá nhân là người nước ngoài. Tuy nhiên, việc xác định doanh thu là rất khó, vì phần lớn khách hàng là cá nhân và các công ty nhỏ lẻ. Khả năng thu thuế phụ thuộc nhiều vào sự tự giác của người nộp thuế (người nước ngoài) vốn không hiểu biết về quy định thuế này nên khả năng tự giác nộp thuế là rất thấp.
Góp ý về cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT), ông Quang cho biết, hiện nay chúng ta tính thuế GTGT đối với nhà thầu nước ngoài là 5%, trong khi đó cũng chính sách thuế này, áp dụng đối với người tiêu dùng trong nước là 10%.
“Tôi hiểu, khi đưa ra chính sách thuế này, cơ quan nhà nước muốn tạo sự công bằng cho các DN nước ngoài vì khi cung cấp các dịch vụ tại Việt Nam, DN nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, quy định này chưa phù hợp với đối tượng DN nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới, các hoạt động giao dịch hoàn toàn không phải tiến hành tại Việt Nam và không phải phát sinh chi phí gì, mà thuế GTGT đầu vào lại được khấu trừ tại quốc gia của họ” - ông Quang nói.
Trước thực tế trên, ông Quang đề xuất cần đơn giản hóa chính sách thuế hơn nữa để các DN nước ngoài kê khai, nộp thuế, hoặc hướng dẫn các DN nước ngoài có thể sử dụng đại lý thuế tại Việt Nam để thực hiện nghĩa vụ thuế.
Về thuế suất, cần quy định thống nhất mức thuế suất thuế GTGT đối với DN trong nước và DN nước ngoài. Việc này được nhiều quốc gia trên thế giới như Na Uy, Hàn Quốc, New Zealand… áp dụng/.
Nhật Minh