Sáng 9/11,ắtgiữđốitượngtrongđườngdâylàmgiảgiấytờquymôlớkết quả hạng hai đức Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố 23 bị can về tội làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Trong đó có 1 bị can giữ vai trò chạy quảng cáo; 2 bị can cung cấp máy in, phôi giấy tờ giả; 8 bị can trực tiếp sản xuất; 11 bị can môi giới sản xuất; 1 bị can sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Theo cơ quan điều tra, vào tháng 8/2023, tổ công tác 238 Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện Nguyễn Kim Long (SN 1980, trú huyện Hương Khê) đang thực hiện hành vi giao dịch mua bán ô tô bán tải nhãn hiệu Chevrolet Colorado, màu trắng, BKS 12C - 080.36.
Qua kiểm tra các giấy tờ liên quan đến ô tô này, tổ công tác phát hiện nhiều biểu hiện nghi vấn nên lập biên bản để xử lý.
Công an xác minh, Long là đối tượng có 2 tiền án hình sự. Đối tượng này thường xuyên mua bán xe ô tô cũ không rõ nguồn gốc, xe đang thế chấp trong ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác; có dấu hiệu của hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện việc mua bán xe.
Xe ô tô nói trên là xe đang thế chấp trong ngân hàng, giấy biên nhận thế chấp ngân hàng cũng là giấy tờ giả mà các đối tượng làm ra.
Điều tra mở rộng, công an phát hiện đường dây làm giả giấy tờ quy mô lớn. Nhóm đối tượng lập website và chạy quảng cáo cho các website làm giấy tờ giả như: dichvuchatluongso1.com, chuyenbangcapnhanh.com, dichvunhanhchong.site, dichvulamnhanh-giare.com, banglaiuytin.com, lambangcapuytin.com...
Các đối tượng chạy quảng cáo trên nền tảng của Google để tiếp cận đến khách hàng có nhu cầu làm giấy tờ giả.
Các đối tượng đã mua các loại máy móc, phôi bằng, chứng chỉ... qua mạng từ nước ngoài chuyển về rồi bán cho các đối tượng khác sản xuất giấy tờ giả.
Khi có thông tin của người mua, đối tượng sẽ thông qua máy tính nhập các thông tin lên các mẫu có sẵn, sau đó sử dụng phôi đã mua để in ra các loại giấy tờ giả.
Ngoài ra, nhóm đối tượng làm cộng tác viên sẽ lập các trang website hoặc các trang Facebook quảng cáo các số điện thoại có đăng ký Zalo làm giấy tờ giả để thu hút khách hàng đặt mua.
Khi người mua có nhu cầu sử dụng giấy tờ giả sẽ lên mạng tìm kiếm và truy cập vào các trang website làm giấy tờ giả (đã được chạy quảng cáo).
Tại các trang này có số điện thoại để liên lạc qua Zalo, người mua cung cấp thông tin cho nhóm cộng tác viên và chuyển khoản tiền đặt cọc vào tài khoản ngân hàng không chính chủ do các đối tượng chỉ định.
Sau đó người mua nhận giấy tờ giả qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Người mua sử dụng giấy tờ giả đã mua vào nhiều mục đích khác nhau.
Sau thời gian điều tra, công an lần lượt bắt các đối tượng gồm: Huỳnh Nguyễn Tuấn Anh (SN 1991, trú tỉnh Bình Thuận); Lê Công Thêm (SN 1989, trú tỉnh Nghệ An).
Mở rộng vụ án, ngày 22/9, lực lượng công an đã đồng loạt triển khai 10 tổ công tác ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tiến hành triệu tập, bắt giữ thêm 20 đối tượng; khám xét khẩn cấp 4 cơ sở sản xuất giấy tờ giả.
Được biết, từ đầu năm 2023, thông qua các mối quan hệ xã hội và tìm hiểu trên mạng internet, Lê Minh Luân (SN 1985), Đinh Tiến Dũng (SN 1986) và Phạm Nhựt Trường (SN 1999, cùng trú TP.HCM) biết được cách thức làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức nên đã mua sắm, chuẩn bị các công cụ, phương tiện như sim điện thoại không chính chủ, tài khoản ngân hàng không chính chủ, máy tính xách tay, máy in màu, máy ép Plastic, máy in thẻ nhựa Hiti, dụng cụ cắt thẻ, dụng cụ đóng dấu, con dấu giả, phôi bằng lái xe… rồi lôi kéo các đối tượng khác cùng tham gia.
Cơ quan điều tra đã tạm giữ 23 xe ô tô, 40 điện thoại di động, 10 máy tính, 10 máy in các loại, 239 triệu đồng và hàng trăm con dấu giả, hàng trăm phôi và bằng lái xe, CCCD, giấy đăng ký xe đã làm giả....
Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.