Đem hạnh phúc cho trẻ thơ Đề tài nghiên cứu: “Tạo chủng virut rota làm chủng dự tuyển cho chế tạo vacxin rota phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ em Việt Nam”,ândungngườiphụnữđạtgiảxem bảng xếp hạng tây ban nha và “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vắc xin Rota sống, uống giảm động lực dịch của vác xin Rotavin – M1 sống giảm độc lực, uống phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em ở Việt Nam” của PGS. TS. Lê Thị Luân - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tế được ứng dụng thành công trong thực tế đã đem lại niềm vui cho trẻ em và tiết kiệm hàng chục tỷ đồng cho Việt Nam. Kết quả của công trình là bước ngoặt trong ngành vắc xin học và chứng minh lần đầu tiên tại nước ta đã sản xuất thành công vắc xin Rota sử dụng hệ thống chủng giống thiết lập trên chủng nội địa với công nghệ cập nhật quốc tế. PGS. TS. Lê Thị Luân - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm y tếVới ước mơ được là bác sĩ, chị Lê Thị Luân đã nỗ lực cố gắng và năm 1980 thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm học thứ 5, chị được phân học chuyên ngành Đa khoa Nội nhi nhưng duyên phận lại đưa chị đến với chuyên khoa “Bác sỹ nội trú chuyên ngành vi sinh Y học”. Đây là một chuyên khoa không chỉ rất khó mà còn cần đức tính kiên nhẫn, tỉ mỉ; một công việc thầm lặng đòi hỏi bàn tay chính xác và một cái đầu luôn suy nghĩ sáng tạo... Đam mê với khoa học và trên hết là tình yêu thương đối với con người, chị Luân tận tụy với kính hiển vi cùng với những chú vi khuẩn, virut thông thường hay gây bệnh. Những mẫu bệnh phẩm thu được từ bệnh nhân ngay từ khi là sinh viên năm thứ 6 cho tới năm thứ 9 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (cơ sở của Trường đại học Y Hà Nội) và điểm luận văn tốt nghiệp nội trú loại giỏi với đề tài liên quan đến nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em, chị được phân công công tác tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Từ đó, chị tập trung hướng vào nghiên cứu vắc xin phòng bệnh cho cộng đồng, trong đó có virut gây bệnh tiêu chảy mùa đông cho trẻ em là virut Rota. Người ta vẫn thường nói: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông thành đạt có bóng dáng của 1 người phụ nữ”. Còn đối với chị, đằng sau sự thành công là nghị lực vươn lên từ những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất và trên hết là nỗi đau mất đi người chồng yêu quý đã luôn đồng hành và động viên chị trong công việc nghiên cứu. Đưa khoa học Việt Nam bay cao... Sau 16 năm nghiên cứu bệnh viêm dạ dày, ruột cấp tình do virut Rota, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Mỹ, chị cùng đồng nghiệp đã tạo được một hệ thống chủng giống virut Rota, nguyên liệu quan trọng nhất cho sản xuất vắc xin Rota tại Việt Nam. Sản phẩm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, lần đầu tiên tại Việt Nam đã chủ động tạo được nguồn nguyên liệu đầu cho sản xuất vắc xin cập nhật quốc tế, không cần phải đợi chuyển giao công nghệ và nhập ngoại. Công trình khoa học cấp nhà nước KC.10.03/06 “Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất vắc xin Rota sống, uống, giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy tại Việt Nam” với mục tiêu xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất, vắc xin đảm bảo an toàn hiệu lực với tiêu chuẩn cập nhật quốc tế cho vắc xin Rota tại Việt Nam. Đề tài đã xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất, kiểm định vắc xin rota trên tế bào vero trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra. Kết quả đề tài đã được công bố trên rất nhiều bài báo được đăng trên tạp chí có uy tín của ngành và quốc tế. Đề tài được nghiệm thu loại A. Kết quả công trình là bước ngoặt trong ngành vắc xin học, lần đầu tiên tại nước ta đã sản xuất thành công vắc xin rota sử dụng hệ thống chủng giống thiết lập trên chủng nội địa với công nghệ cập nhật quốc tế. Công trình khoa học cấp nhà nước KC.10.03/06-10 của chị và đồng nghiệp về “Đánh giá tính an toàn và tính sinh Miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 sống giảm độc lực phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam” đã tuân thủ nghiêm túc theo qui định Thực hành Lâm sàng tốt (GCP) của Bộ y tế. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh vắc xin Rota sản xuất tại Việt Nam có tính an toàn và đáp ứng miễn dịch tốt trên trẻ 6-12 tuần tuổi với 2 liều cách nhau 2 tháng. Hàm lượng tối ưu 1 liều cho trẻ là 106.3PFU. Với kết quả nghiên cứu này vắc xin Rotavin-M1 đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và đã được sản xuất, đưa ra thị trường cho trẻ uống từ tháng 8/2012. Trong quá trình sử dụng chưa có trường hợp nào gặp vấn đề bất thường về an toàn vắc xin. Chị cùng đồng nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.. Đây là thành công lớn của chị và cộng sự đồng thời cũng là thành tựu to lớn của ngành y học dự phòng nói riêng và ngành y tế nói chung. Thành công này đã góp phần khẳng định Việt Nam là nước thứ 2 của châu Á và là một trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vắc xin Rota với công nghệ cập nhật quốc tế. Công trình này đã đem lại hiệu quả xã hội và kinh tế rất cao, tại nước ta sẽ giảm 5.300 - 6.800 ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm đến 820.000 lượt thăm khám của trẻ và giảm 122.000 - 140.000 lần trẻ phải nhập viện do virut rota. Như vậy sẽ tiết kiệm được 5,3 triệu đô la Mỹ, trong đó 3,1 triệu cho chí phí trực tiếp, 685.000 cho chi phí không thuộc lĩnh vực y tế và 1,5 triệu đô la cho chi phí gián tiếp để điều trị bệnh tiêu chảy do virut rota ở nước ta. Với những thành tích trên, chị Lê Thị Luân đã nhận được nhiều bằng khen và các danh hiệu như: Chiến sĩ thi đua cấp Bộ; danh hiệu “Giỏi việc nước-Đảm việc nhà”; 4 Bằng khen của các bộ, ngành; 2 Bằng lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước năm 2006 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; 2 Giấy khen; Giấy chứng nhận danh hiệu “Mẹ lao động giỏi - con học giỏi 5 năm 1999-2004”; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”; Danh hiệu thầy thuốc ưu tú năm 2008; Cúp vàng tại Hội chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam (Techmart Vietnam). Đặc biệt, chị Lê Thị Luân đã vinh dự được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2013, một giải thưởng lớn, có ý nghĩa quốc tế tôn vinh các tập thể, cá nhân nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị kinh tế - xã hội, được ứng dụng trong thực tiễn của Việt Nam.
Nguyễn Thị Huyền |