Theầnhỗtrợứngdụnggiảiphápcôngnghệchuyểnđổisốchodoanhnghiệlich dau cup c1o báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số 6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là các doanh nghiệp quy mô lớn. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn còn đi sau thế giới về mặt công nghệ, cũng như chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số, các hệ thống nền tảng cơ bản. Để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công, Việt Nam cần xây dựng các giải pháp ngắn hạn kết hợp song song với dài hạn. Trước tiên, cần nâng cao kỹ năng số tại doanh nghiệp. Người lao động cần có kỹ năng phù hợp để tận dụng thế mạnh của công nghệ số, việc phân bố kỹ năng không đồng đều có thể gia tăng bất bình đẳng. Tỷ lệ người lao động có trình độ trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện còn thấp và số lượng sinh viên tham gia các chương trình đào tạo sau đại học chưa đủ để khỏa lấp chỗ trống. Chuyển đổi số trong hoạt động doanh nghiệp. Ảnh minh hoạ |