Hoàn thiện pháp lý để đẩy nhanh tái cấu trúc
Trong năm 2014,áicấutrúccôngtychứngkhoánKếtquảtíchcựcngàycànghiệnrõbrisbane – adelaide utd Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 210 về tổ chức và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo hướng kiểm soát chặt chẽ vấn đề rủi ro, đầu tư bất động sản, vấn đề liên thông vốn với ngân hàng, vấn đề tách bạch tài khoản; kiểm soát việc ủy thác vốn, bổ sung thêm quy định về chuẩn bị các thủ tục rút giấy phép hoạt động nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý công ty yếu kém.
Cùng với đó, Bộ đã sửa đổi Thông tư về an toàn tài chính nhằm đẩy nhanh hơn, quyết liệt hơn quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Trong đó, rút ngắn thời gian kiểm soát đặc biệt, bổ sung thêm hình thức cưỡng chế mới là sau thời gian kiểm soát đặc biệt có thể đình chỉ hoạt động 2 tháng hoặc tạm dừng hoạt động vĩnh viễn (áp dụng Luật doanh nghiệp).
Bước sang năm 2015, để công tác tái cấu trúc hiệu quả hơn nữa các tổ chức kinh doanh chứng khoán, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cơ sở phân loại và theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán; nâng cao năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro. Hoàn thiện và triển khai giám sát hoạt động các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo phân loại. Xem xét nâng cao tiêu chí thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán nhằm xử lý những CTCK yếu kém.
Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cũng đã ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ; Quy chế hướng dẫn xếp loại CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL và thông lệ quốc tế. Đây là những quy định giúp theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, được cảnh báo sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro.
Theo lộ trình thực hiện Đề án tái cấu trúc các CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-BTC ngày 10/1/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì quy chế này đến năm 2015 sẽ ban hành và áp dụng, tuy nhiên để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc UBCKNN đã tập trung nghiên cứu, ban hành quy chế và đưa vào áp dụng từ năm 2014.
“Kết quả chấm điểm cho thấy sự phân loại khá rõ ràng, phản ánh tương đối chính xác thực trạng về năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị điều hành của các CTCK. Những công ty xếp loại A, B là những công ty có tỷ lệ an toàn tài chính đạt từ 180% trở lên, còn hầu hết những công ty bị rơi vào loại C, D là những công ty có tỷ lệ an toàn tài chính thấp dưới 180%. Kết quả xếp loại các CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL là một trong những căn cứ quan trọng để UBCKNN xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm”, báo cáo của Bộ Tài chính cho hay.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 6/10/2014 về cơ chế tài chính áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán; Đồng thời, đang tiếp tục xây dựng chế độ kế toán mới và chuẩn mực kế toán áp dụng cho CTCK.
Kết quả tích cực dần hiện rõ
Cũng theo Bộ tài chính, đối với tình hình xử lý các CTCK không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, tính đến nay, UBCKNN đã xử lý 20 CTCK; số lượng CTCK còn lại hoạt động bình thường là 85 công ty, giảm được khoảng 20% tổng số CTCK.
Cụ thể, tạm ngừng hoạt động 1 CTCK; Chấm dứt hoạt động kinh doanh 3 CTCK để thực hiện thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; Đình chỉ hoạt động 2 CTCK; Chấp thuận giải thể 3 CTCK. Cũng trong năm 2014, cơ quan quản lý đã thu hồi giấy phép của 4 CTCK do hợp nhất, cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho 2 CTCK hình thành sau hợp nhất. Đồng thời, đặt 14 CTCK vào diện kiểm soát đặc biệt; đặt 2 CTCK vào diện kiểm soát.
Về tình hình tự tái cấu trúc các CTCK, tới thời điểm cuối năm, đã có 4 CTCK đã thực hiện hợp nhất; có 8 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 2 CTCK đã rút nghiệp vụ tự doanh, 4 CTCK đã rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 1 CTCK đã rút nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.
Bộ Tài chính cho biết thêm, năm 2014, nhiều công ty đã cắt giảm về nhân sự, thu hẹp mạng lưới: so với năm 2011, các CTCK đã đóng cửa 28 chi nhánh, 41 phòng giao dịch. Tính đến nay, có 113 chi nhánh, 37 phòng giao dịch và 4 văn phòng đại diện.
Đặc biệt, nhiều CTCK đã tự tăng vốn góp của chủ sở hữu để tăng cường năng lực tài chính. Kết quả so với năm 2011, tổng số vốn góp của chủ sở hữu đã tăng lên 1.199 tỷ đồng. Số CTCK thua lỗ giảm từ 60% xuống còn 20%, mức sinh lời tăng khoảng 1,5 lần./.
D.T