Giao dịch hàng hóa qua kênh thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Theốnghànggiảtrongthươngmạiđiệntửcònnhiềutháchthứtrận đấu ngày hôm nayo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sự phát triển của Internet đã tạo nền tảng và cơ chế mới để giao dịch hàng hóa và dịch vụ - Đó là thương mại điện tử. Cơ chế kinh doanh này đang phát triển mạnh mẽ trong các nền kinh tế trên toàn thế giới. Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á, kinh tế Internet của Việt Nam đạt 23 tỷ USD trong năm 2022 và đang trên đà đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, mức tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực với tốc độ tăng trưởng khoảng 31%. Bà đánh giá như thế nào về thực trạng và xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới? Thương mại điện tử Việt Nam đã trải qua một thời gian phát triển tương đối dài. Đến nay, thương mại điện tử đã trở nên tương đối phổ biến trong đời sống thường ngày, đặc biệt đối với người tiêu dùng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Theo khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiến hành, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Giá trị mua sắm trung bình của một người tiêu dùng trực tuyến đạt khoảng 288 USD. Dự báo trong giai đoạn 2023 – 2025, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử khoảng 20 – 25%/năm. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek và Bain & Company nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD. Thương mại điện tử ngày càng trở thành một kênh mua sắm quan trọng nhưng cũng không ít hàng giả gây nhức nhối xã hội. Ảnh minh họa |