【trận đấu bodø/glimt】Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Mở rộng phạm vi nhưng không bắt buộc
Áp dụng giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động đời sống xã hội
TheậtGiaodịchđiệntửsửađổiMởrộngphạmvinhưngkhôngbắtbuộtrận đấu bodø/glimto Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) năm 2005 loại trừ, không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Dự thảo Luật GDĐT (sửa đổi) bỏ loại trừ của Luật GDĐT năm 2005 để mở rộng phạm vi áp dụng giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống xã hội.
Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 25/10, trong đó có nội dung nghe giới thiệu về Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, việc mở rộng này dựa trên cơ sở hiện nay công nghệ số đã sẵn sàng, phổ biến, an toàn, tin cậy, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ tin cậy trong Luật. Cùng với việc loại trừ, tại Điều 1 về phạm vi áp dụng cũng bổ sung 1 khoản quy định rõ: “Luật này không quy định về nội dung của các giao dịch. Luật khác quy định giao dịch không thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ theo quy định của Luật đó”.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nhiều quốc gia có cùng điều kiện tương đương Việt Nam cũng không đưa ra các lĩnh vực loại trừ trong Luật (Indonesia, Philippines), có quốc gia chỉ nêu các trường hợp loại trừ ở các văn bản dưới luật nhằm dễ dàng thay đổi khi điều kiện thực tiễn cho phép (Thái Lan), có quốc gia đã thu hẹp phạm vi các lĩnh vực loại trừ trong luật (Singapore). Một số quốc gia phát triển cũng không có quy định loại trừ này (Hàn Quốc, Trung Quốc). |
Như vậy, việc mở rộng cho phép các lĩnh vực đủ điều kiện đều có thể áp dụng giao dịch điện tử, nhưng không hàm ý bắt buộc. Các lĩnh vực chưa phù hợp áp dụng giao dịch bằng phương tiện điện tử theo quy định của luật chuyên ngành liên quan thì áp dụng theo quy định tại luật đó.
Thực tiễn Việt Nam hiện nay, một số lĩnh vực hạn chế trong Luật GDĐT 2005 đã được thực hiện giao dịch điện tử một phần, như hoạt động đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương.
Về chữ ký điện tử, dự thảo Luật GDĐT (sửa đổi) cơ bản không thay đổi về nguyên tắc so với Luật GDĐT năm 2005, chỉ khái quát hóa, sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về chữ ký điện tử và chữ ký số, đồng thời chi tiết việc sử dụng, công nhận chữ ký điện tử nước ngoài.
Về dịch vụ tin cậy, dự thảo Luật quy định về dịch vụ tin cậy, trong đó bổ sung 2 dịch vụ gồm: Dịch vụ cấp dấu thời gian và dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu.
Theo cơ quan soạn thảo luật, niềm tin chính là vấn đề quan trọng nhất trong GDĐT, việc thiếu các hoạt động bảo đảm của bên thứ ba cho hoạt động giao dịch điện tử là rào cản lớn nhất cho việc chuyển đổi từ môi trường thực sang môi trường số. Dịch vụ tin cậy là tiền đề pháp lý để đẩy mạnh hoạt động GDĐT và đảm bảo khả thi cho các lĩnh vực bị loại trừ trong Luật GDĐT 2005.
Cân nhắc nguy cơ lộ lọt, chiếm đoạt thông tin cá nhân
Thẩm tra dự án luật, về cơ bản Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (KH, CN&MT) tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trong bối cảnh công nghệ số đã và đang phát triển mạnh mẽ, ứng dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh GDĐT đối với nhiều lĩnh vực.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Mở rộng phạm vi nhưng không bắt buộc. Ảnh: TL. |
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng nên hạn chế phạm vi mở rộng vì sẽ tạo thêm áp lực đối với nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin. Việc thực hiện GDĐT trong các lĩnh vực được mở rộng, đặc biệt như lĩnh vực đất đai, thừa kế hiện nay vẫn có nhiều nước chưa áp dụng… Việc cấp trực tiếp một số giấy tờ như đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn… thông qua mạng có thể không thể hiện được ý chí của các bên liên quan khi tham gia giao dịch.
Ngoài ra, một số giấy tờ sử dụng trong GDĐT được quy định trong dự thảo Luật mang thông tin liên quan đến “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình” có nguy cơ lộ, lọt, bị chiếm đoạt, vi phạm Hiến pháp (Điều 21 của Hiến pháp năm 2013).
Vì vậy, Ủy ban này đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục cân nhắc kỹ lưỡng, thấu đáo về mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật và lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi, đồng thời nghiên cứu chỉnh sửa cho rõ ràng, hợp lý hơn.
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử, Ủy ban KH, CN&MT cho rằng, để bảo đảm tính bảo mật, xác thực cho các GDĐT phục vụ mục đích công vụ cũng như bảo đảm sự an toàn thông tin dùng mật mã của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định tại Điều 7 của dự thảo Luật về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo mật, an toàn thông tin dùng mật mã, dịch vụ chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Về chữ ký điện tử, Ủy ban KH, CN&MT đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, làm rõ một số vấn đề. Cụ thể, như: Hiện nay, cùng với việc sử dụng chữ ký điện tử đang tồn tại một số biện pháp xác thực khác như tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học (eKYC)... Do đó, cần nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực này với vai trò như là chữ ký điện tử. Ngoài ra, quy định về các tiêu chuẩn cụ thể tối thiểu về chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử để người dân và cơ quan nhà nước có thể áp dụng ngay mà không cần chờ văn bản pháp luật chuyên ngành sửa đổi./.
Bổ sung quy định về dịch vụ tin cậy Về dịch vụ tin cậy, đây là dịch vụ chứng thực trong GDĐT nhằm đảm bảo tính an toàn, chính xác, trung thực, nâng cao độ tin cậy của GDĐT và các yếu tố cấu thành nên GDĐT. Luật GDĐT hiện hành chưa quy định cụ thể dịch vụ tin cậy, nhà cung cấp dịch vụ tin cậy và quy định về đánh giá, quản lý đối với các chủ thể này. Do đó, Ủy ban KH, CN&MT nhất trí với việc bổ sung các quy định nêu trên vào dự thảo Luật./. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Tác hại khôn lường từ bông tẩy trang kém chất lượng
- ·Thu hồi gần 138.000 giường ngủ thương hiệu Lucid do nguy cơ gãy, sập
- ·Thái Nguyên phát hiện trên 7.000 bút các loại giả mạo nhãn hiệu Thiên Long
- ·Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- ·'Rộng cửa' cho DN có năng lực đầu tư thiết bị sản xuất mũ bảo hiểm
- ·Khuyến cáo, thu hồi một sản phẩm phomat từ Pháp có nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu
- ·Bé trai nhập viện do uống tới 11 loại thuốc
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·Dòng tiền cuối năm đua nhau đổ về dự án Top 1 Vinhomes Grand Park
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Vì sao Bộ GTVT dừng cấp phép thí điểm taxi công nghệ?
- ·[Video] Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được vinh danh tại 'Vinh Quang Việt Nam 2017'
- ·Phú Thọ phát hiện kho hàng chứa gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Đà Nẵng xử phạt 500 triệu đồng công ty nhập khẩu hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu
- ·Mạnh tay xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu
- ·Cảnh báo về chủng cúm A/H1pdm có thể dẫn tới tử vong
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Công ty Cổ phần Dược S.Pharm bị xử phạt 125 triệu đồng do vi phạm trong lĩnh vực y tế