【lịch thi dấu bong da hom nay】Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Quảng Ngãi
Hội thảo nhằm trao đổi,ĐịnhhướngvàgiảipháppháttriểnkinhtếsốtỉnhQuảngNgãlịch thi dấu bong da hom nay thảo luận các định hướng và giải pháp phát triển kinh tế số gắn với việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh theo hướng nhanh, bền vững.
Nhiều khó khăn
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lê Quang Thích khẳng định, từ năm 2022 đến nay, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã thực sự vào cuộc đối với công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số, đặc biệt phát triển kinh tế số của Quảng Ngãi còn nhiều khó khăn, thách thức.
Trong đó, nhận thức của người dân và một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về lợi ích cũng như thời cơ và thách thức của kinh tế số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội còn chưa đồng đều. Dẫn đến, việc đồng bộ cơ sở dữ liệu về kinh tế số còn manh mún và phân tán, chưa có sự kết nối, liên thông...
Nhóm nghiên cứu của GS.TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh - Đại học (ĐH) Kinh tế TP.Hồ Chí Minh cũng nêu lên những khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế số của Quảng Ngãi. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hạ tầng số phục vụ cho phát triển kinh tế số ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa còn mỏng; Quảng Ngãi còn 11 thôn khu vực miền núi có sóng di động chưa đảm bảo.
Nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế số được phát triển chủ yếu ở khu vực thành thị và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vấn đề an toàn thông tin vẫn là thách thức lớn, dễ gây ra nhiều hệ lụy khi sử dụng các phần mềm/nền tảng không có nguồn gốc. Những hạn chế ấy làm ảnh hướng đến công tác chuyển đổi số, đặc biệt phát triển kinh tế số của tỉnh.
Cần lựa chọn các công nghệ số phù hợp
Các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng có các rào cản nhất định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Theo TS Nguyễn Sơn Tùng- Giảng viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng), các DN vừa và nhỏ có 3 rào cản lớn. Bản thân lãnh đạo các DN vừa và nhỏ rất chần chừ trong việc đầu tư công nghệ số.
Bản chất khi quyết định đầu tư vào công nghệ số thì chi phí ban đầu rất lớn, DN sẽ không thấy được lợi ích nhận được trong ngắn hạn. Về mặt cơ cấu tổ chức, DN ứng dụng công nghệ số, thì một số hoạt động phải được cắt bỏ và cắt giảm nhân sự; đồng thời, cần những người am hiểu để ứng dụng vào thực tế DN...
Để vượt qua những rào cản ấy, lãnh đạo các DN vừa và nhỏ phải có tầm nhìn và năng lực trong lĩnh vực chuyển đổi số. Như vậy, họ sẽ lựa chọn các công nghệ số có tính năng phù hợp với thực trạng của DN. Từ đó, DN sẽ có quyết định chi trả chi phí cho hoạt động chuyển đổi số một cách hiệu quả, tránh việc mua các công nghệ quá nhiều chức năng.
Song song với các hoạt động đầu tư về mặt công nghệ trong chuyển đổi số, DN phải thực hiện các hoạt động đào tạo để đảm bảo các nhân viên đủ khả năng để ứng dụng công nghệ số và thao tác được trên hạ tầng số mà DN đã xây dựng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Ngọc - Trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) - đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ, phát triển kinh tế số của tỉnh gặp không ít rào cản, nhưng với những thành công của hoạt động kinh tế số của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua sẽ là bệ phóng, động lực phát triển kinh tế số của tỉnh trong thời gian tới.
Đầu tiên là hoạt động chuyển đổi số quốc gia, địa phương đang diễn ra mạnh mẽ, còn Quảng Ngãi cũng có nhiều chương trình hành động thúc đẩy kinh tế số. Bên cạnh đó, DN công nghệ số Việt Nam đang nhanh chóng trưởng thành, phát triển nhanh cả về chất và lượng, tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế số của tỉnh.
Kinh tế số mở ra các ngành công nghiệp mới, đa dạng hóa cơ hội nghề nghiệp. Trong thời gian qua, tỉnh có nhiều chương trình, xây dựng các vấn đề liên quan đến GD&ĐT gắn với chuyển đổi số. Đây cũng là động lực mới trong phát triển kinh tế số của tỉnh.
Hướng đến phát triển bền vững
Theo PGS.TS Trần Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ TT&TT), xét trên kinh nghiệm quốc tế của các nước phát triển, địa phương phải có được cơ cấu kinh tế bền vững để có được sự phát triển bền vững, nâng cao khả năng chống chịu trước những tác động bên ngoài.
Thế mạnh của Quảng Ngãi là công nghiệp; trong khi đó, dịch vụ lại chiếm tỷ trọng chưa cao. Vì vậy, để tiến tới cơ cấu kinh tế bền vững thì đến năm 2045, Quảng Ngãi cần tăng tỷ lệ đóng góp vào GRDP của các nhóm ngành dịch vụ.
Nhóm nghiên cứu của Vụ Kinh tế số và Xã hội số đề xuất, để thúc đẩy phát triển kinh tế số của tỉnh thì trước tiên, về mặt dịch vụ, Quảng Ngãi phải tăng cường thương mại điện tử; phát triển các dịch vụ logistics (hậu cần) hỗ trợ thương mại điện tử; dịch vụ viễn thông; các dịch vụ liên quan đến du lịch - văn hóa. Về nông nghiệp, tỉnh tiếp tục phát huy những thế mạnh của ngành nông nghiệp, tuy nhiên, người dân phải xây dựng các thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của mình để tăng giá trị của sản lượng nông nghiệp.
Về mặt công nghiệp, nhóm đề xuất thêm ngành công nghiệp mới đó là công nghiệp trung tâm dữ liệu. Đây là ngành công nghiệp mới, kéo theo hệ sinh thái của các nhà sản xuất phần mềm công nghệ số. Công nghiệp dữ liệu không chỉ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng tầm trung.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao hiệu suất sản xuất. Song, trong bối cảnh cụ thể của tỉnh, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp bên cạnh những cơ hội thì cũng gặp rất nhiều thách thức. Trước thực tế đó, TS Trần Thị Trương - Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (Trường ĐH Tài chính - Kế toán) đã đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh.
Cụ thể, đối với việc phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, tỉnh cần tăng cường công tác đào tạo cho nông dân. Người dân phải có kỹ năng giới thiệu sản phẩm livestream qua mạng xã hội - tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì khâu bán hàng sẽ tốt hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với vấn đề về cơ sở dữ liệu, nền tảng số, Quảng Ngãi cần tăng cường hạ tầng kết nối ở khu vực nông thôn để nông dân có thể sử dụng công nghệ số phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, mạng lưới liên kết giữa DN, các tổ chức và nông dân rất quan trọng để hỗ trợ nông dân tốt hơn. Đồng thời, nông dân cần xây dựng sơ sở dữ liệu, minh bạch về thông tin để thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc truy xuất nguồn gốc, xuất xứ... Từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm rủi ro, góp phần phát triển bền vững kinh tế Quảng Ngãi.
Hội thảo khoa học “Thực trạng và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Quảng Ngãi” đã thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý, cán bộ chuyên môn thực tiễn cùng 20 bài tham luận, thảo luận. Nhiều ý kiến với những góc nhìn đa chiều được nêu lên trong hội thảo. Trên cơ sở đó, Sở TT&TT sẽ cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh xây dựng Báo cáo đánh giá và đề xuất các định hướng, giải pháp phù hợp nhằm huy động sự tham gia tích cực, chủ động của cả hệ thống chính trị, cộng đồng DN và người dân trong phát triển kinh tế số của tỉnh thời gian tới". Phó Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Quốc Huy Hoàng |
TheoTrịnh Phương(Báo Quảng Ngãi)
相关推荐
- Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- Giả mạo văn bản của Chủ tịch tỉnh Gia Lai giao 392ha đất rừng cho doanh nghiệp
- Hàng ngàn du khách tham quan Lễ hội Tết Việt 2024
- TP.HCM: Hàng loạt xe không đèn, còi, gương bị CSGT lập biên bản xử phạt
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Trung tướng Tô Ân Xô: Qua vụ FLC, ngân hàng SCB, thị trường chứng khoán tốt lên
- Không khí lạnh mạnh kèm mưa trong tiết đại hàn, miền Bắc sắp rét cắt da cắt thịt
- Điểm đặc biệt của cầu Mỹ Thuận 2, cầu dây văng đầu tiên do người Việt làm