【kq al nasr】Góp phần phát triển nhân cách học sinh
Trong thời gian gần đây,ầnphttriểnnhncchhọkq al nasr các trường học trên địa bàn tỉnh đã đưa nhiều trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng, vừa tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh, vừa giúp các em phát triển nhân cách.
Các em học sinh luôn hào hứng với các trò chơi dân gian trong nhà trường.
Em Đặng Hoài An, học sinh lớp 9A1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Đối với em, được tham gia các trò chơi dân gian do đoàn trường tổ chức như: kéo co, nhảy bao, chuyền chanh, bịt mắt đạp niêu, đua thuyền trên cạn… rất hấp dẫn. Đây là món ăn tinh thần, giúp em giảm bớt áp lực học tập trên lớp. Đặc biệt, thông qua các trò chơi dân gian còn tạo cho các em tinh thần đoàn kết, gắn bó và phát huy tính tập thể cao”. Theo đó, hàng năm vào các dịp lễ, tết, hoạt động ngoại khóa, hội trại…, nhà trường đều tổ chức gắn kết đưa các trò chơi dân gian vào cho các em học sinh vui chơi. Thầy Nguyễn Văn Tấn, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, cho biết: “Nhà trường tổ chức các trò chơi dân gian cho các em ngoài việc giải trí, còn muốn các em được tiếp xúc với những nét đẹp trong văn hóa dân tộc, tăng thêm lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Tôi thấy đây là một hoạt động không thể thiếu để giúp nhà trường hình thành nhân cách học sinh, giúp các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Chính việc các em chơi phải biết nhường nhịn nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn đã giúp học sinh gần gũi và hòa đồng với nhau hơn”.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, đại bộ phận học sinh đều bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng thì việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh. Xuất phát từ mục tiêu đó, từ năm học 2014-2015 đến nay, Trường Tiểu học Hiệp Thành 3, thị xã Ngã Bảy, đã xây dựng mô hình “Văn hóa dân gian trong trường học”. Để mô hình phát huy tối đa hiệu quả, Trường Tiểu học Hiệp Thành 3 đã tập trung vào 3 hoạt động chính, gồm: lễ hội dân gian, trò chơi dân gian và âm nhạc dân gian. Từ các hoạt động này đã giúp học sinh và giáo viên có nhận thức sâu sắc về các hoạt động văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, việc tạo cho các em học sinh thói quen tìm hiểu và sưu tầm các lễ hội dân gian đã giúp học sinh phát huy được khả năng tự học và tự tìm hiểu vấn đề. Thầy Trần Văn Dũ, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A2, thổ lộ: “Không chỉ tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, nhà trường còn tạo điều kiện bố trí mỗi lớp 1 góc trưng bày với chủ đề: “Văn hóa dân gian”. Với mỗi góc trưng bày sẽ có nhiều hình ảnh minh họa cho các lễ hội dân gian phổ biến, các dụng cụ trò chơi dân gian, lời các bài hát dân ca… tất cả đều có tại lớp học nên học sinh đã dần nâng cao được nhận thức của mình, tránh xa các trò chơi điện tử, trò chơi bạo lực…”.
Cụ thể: trò chơi dân gian có thể chia thành 4 nhóm: loại trò chơi vận động như: tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, lò cò, bịt mắt bắt dê… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho học sinh; loại trò chơi học tập, điển hình là chơi ô ăn quan, cờ chó… giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, dạy cho trẻ biết quan sát, tính toán; loại trò chơi sáng tạo như: làm chong chóng bằng lá dừa, nặn con trâu bằng đất sét, xếp lá dừa thành con châu chấu… Những trò chơi này giúp trẻ khéo tay, phát huy sáng kiến, năng khiếu thẩm mỹ cần thiết cho hiện tại và cả tương lai sau này. Cuối cùng, loại trò chơi mô phỏng là những trò chơi mà trẻ bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như: làm nhà, nấu ăn, mua bán… Trong khi chơi, trẻ thi nhau xem ai làm đúng, làm đẹp, làm nhanh hơn và thật sự hóa thân, nhập vai. Nhờ đó, trẻ học được cách ứng xử của người lớn để chuẩn bị làm người sau này…
Thầy Bùi Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Đặc điểm tâm lý của trẻ em là thích bắt chước, tò mò, luôn muốn biết có cái gì đang diễn ra xung quanh, thích khám phá, phát hiện cái mới, tưởng tượng mô phỏng lại cuộc sống tự nhiên, xã hội. Trò chơi dân gian là món ăn tinh thần, một phần tất yếu của cuộc sống để thỏa mãn các yêu cầu tâm lý của trẻ. Vì vậy, việc lựa chọn các trò chơi cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích, điều kiện của học sinh; thời lượng và phương pháp tổ chức trò chơi một cách có hệ thống, khoa học, thường xuyên sẽ giúp hình thành nhân cách trẻ, giúp trẻ sống gần gũi, chan hòa hơn và yêu thương bạn bè, thầy cô giáo…”.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập thì việc tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường là cơ hội để giúp lưu truyền văn hóa dân gian, đồng thời giúp các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước, rèn luyện, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bài, ảnh: CAO OANH
相关文章
Bkav cảnh báo loại virus mới phát tán qua Facebook Chat
Đường link độc hại qua Facebook Chat lừa người nhận vào 1 trang Youtube giả mạo và dụ người dùng cài2025-01-25Người khuyết tật được hỗ trợ chi phí học nghề
Đó là một trong những nội dung được quy đ&2025-01-25Phong trào khuyến học của dòng họ Hoàng
Dòng họ Hoàng có 38 hộ với 170 người, sống c2025-01-25Sản phẩm lọc nước giá rẻ giành Cúp vô địch CDIO 2013
Trường đại học Duy Tân là đơn vị đN2025-01-25Nhận định, soi kèo Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1: Thất vọng cửa trên
Nhận định bóng đá Monza vs Cagliari hôm nayMàn so tài giữa Monza v2025-01-25- Trong tổng số 59 điểm bưu điện văn hóa xã2025-01-25
最新评论