【frankfurt – stuttgart】Điều kiện xuất khẩu gạo vẫn nặng tính hành chính?
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:58:27 评论数:
Nhiều giấy phép con
Mới đây, VCCI đã có công văn trả lời Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo cơ quan này, việc sửa đổi Nghị định 109 theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh xuất khẩu gạo là rất cần thiết. Dự thảo nghị định đã thể hiện rất rõ tinh thần này bằng việc đơn giản hóa rất nhiều các điều kiện đầu tư kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như đăng ký hợp đồng xuất khẩu. Cùng với việc bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, việc sửa đổi Nghị định 109 được kỳ vọng sẽ giúp ngành lúa gạo của Việt Nam có những bước phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong bản dự thảo vẫn còn nhiều điểm “mập mờ”, chưa cụ thể dẫn tới khó khăn cho doanh nghiệp và những vấn đề này cần cơ quan soạn thảo sửa đổi.
Công văn do ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng phòng Pháp chế VCCI ký nêu, Điều 4 của dự thảo yêu cầu kho phải là chuyên dùng để chứa thóc gạo, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành, bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tương ứng với đó, Điều 6 của dự thảo quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo yêu cầu phải có: Bản kê khai kho chứa theo mẫu và có xác nhận của Sở Công Thương; bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cấp có thẩm quyền cấp cho kho chứa để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải làm 3 thủ tục hành chính: Sở Công Thương xác nhận kho chứa (Điều 5 của dự thảo); Sở NN&PTNT cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Điều 23.4.b Nghị định 38/2012/NĐ-CP); Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Điều 6 của dự thảo).
Ông Tuấn nhận xét, thủ tục hành chính như vậy là quá phức tạp và có nhiều giấy phép con và có đề nghị cơ quan soạn thảo đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, VCCI không đồng tình với quy định “thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là 5 năm”. Bởi lẽ, quy định này sẽ làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Trong khi đó, việc bảo đảm thực thi các quy định pháp luật về xuất khẩu gạo đã được thực hiện dựa trên cơ chế báo cáo (Điều 26.1, Điều 26.2), cơ chế thanh tra, kiểm tra (Điều 24.2.b, Điều 24.6.a) và thu hồi giấy chứng nhận (Điều 8). Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định tại Điều 6.5 về thời hạn của giấy chứng nhận.
Còn những quy định gây cản trở
Một vấn đề đáng chú ý trong bản góp ý của VCCI là Điều 20 của dự thảo đã thay cơ chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo thành thông báo hợp đồng xuất khẩu gạo và thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, dự thảo vẫn yêu cầu bắt buộc phải thông báo hợp đồng thì mới được thông quan hàng hóa.
“Việc bắt buộc doanh nghiệp phải thông báo thì mới được xuất khẩu gạo sẽ gây ra những cản trở không cần thiết. Trong khi đó, khi làm thủ tục hải quan để xuất khẩu thì doanh nghiệp đã phải nộp tờ khai hải quan. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng, cơ quan điều hành xuất khẩu gạo sẽ tiếp nhận thông tin từ cơ quan hải quan, thay vì yêu cầu doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo”, VCCI đề xuất.
Về điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất, theo VCCI, yêu cầu này chỉ mang tính ưu đãi, hỗ trợ chứ không nên coi là điều kiện bắt buộc để trao quyền hoặc hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quy định bắt buộc như dự thảo sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể xuất khẩu, mặc dù doanh nghiệp đó có cơ hội để mua gạo của nông dân và bán cho nước ngoài.
Nói cách khác, quy định này sẽ làm giảm cơ hội, thu hẹp thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân Việt Nam. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất tại Điều 4 của dự thảo.
Ngoài ra, Điều 4.1.a của dự thảo yêu cầu thương nhân xuất khẩu gạo phải "có kho chuyên dùng để chứa thóc gạo và cơ sở xay xát thóc gạo phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NN&PTNT ban hành; bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm."
Song việc sử dụng từ "có" trong cụm từ “có kho chuyên dùng” ở đây có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi theo hướng chỉ yêu cầu doanh nghiệp có quyền sử dụng kho chứa chuyên dùng và quyền này được thể hiện qua hình thức sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mượn kho.